Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng

Trong thiệp mời đám cưới của Gin Tuấn Kiệt và Puka, Minh Hằng, Đỗ Mỹ Linh,... đều kèm theo quy định không cho phép trẻ em tham dự.

Sự ra đời của một đứa trẻ được xem như là "ngôi sao may mắn" của nhiều gia đình. Theo quan niệm từ xưa đến nay, trẻ em tượng trưng cho sự tốt lành, tích cực và niềm vui. Ở đâu có trẻ nhỏ, ở đó sẽ mang lại rất nhiều tiếng cười. Đó là lý do mà việc đưa trẻ tham gia vào các bữa tiệc trở thành một chuyện được không ít bố mẹ ưa chuộng. Đặc biệt là tiệc cưới, với ý nghĩa trẻ nhỏ đem đến sự may mắn và chúc phúc cho cô dâu, chú rể.

Tuy nhiên ngày nay, đáng chú ý là trong đám cưới của nhiều cặp đôi Vbiz, việc dẫn theo trẻ em trở điều bị cấm. Mới đây nhất, trên thiệp cưới của cặp đôi Gin Tuấn Kiệt và Puka được nhiều đồng nghiệp nghệ sĩ chia sẻ trên trang cá nhân cũng có kèm theo quy định bữa tiệc chỉ dành cho người lớn, yêu cầu khách mời không dẫn theo trẻ em.

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 1

Thiệp cưới theo trào lưu "No kids zone" của Gin Tuấn Kiệt và Puka.

Được biết trước đó, trong đám cưới của nhiều cặp sao Việt đình đám như Minh Hằng và chồng doanh nhân Nguyễn Quốc Bảo, Ngô Thanh Vân và Huy Trần, Đỗ Mỹ Linh và con trai bầu Hiển, Trường Giang - Nhã Phương, Trấn Thành - Hariwon cũng đưa ra yêu cầu tương tự. 

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 3

Tiệc cưới của Minh Hằng và ông xã doanh nhân cũng yêu cầu khách mời không dẫn theo trẻ em.

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 4

Đỗ Mỹ Linh và con trai bầu Hiển quy định không livestream và "đính kèm" trẻ em trong tiệc cưới.

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 5

Thiệp cưới "No kids zone" của hoa hậu Lê Âu Ngân Anh và chồng biên tập viên Phan Tô Ny.

Điều này đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. Không ít những ý kiến và quan điểm trái chiều của cộng đồng mạng được đưa ra. Theo đó, có người cho rằng: "Việc không cho trẻ nhỏ tham gia các buổi tiệc cưới là không phù hợp, vì sẽ làm cho buổi tiệc mất đi niềm vui và tiếng cười. Trẻ nhỏ tuy hơi quấy, nhưng bố mẹ có thể làm tư tưởng trước cho con, như vậy thì đứa trẻ sẽ vui chơi một cách ngoan ngoãn, không gây phiền hà cho bố mẹ".

Một cư dân mạng khác bày tỏ quan điểm: "Người Việt Nam có tinh thần hiếu khách từ xưa đến nay, vậy mà một số tiệc cưới thời hiện đại bây giờ lại đưa ra quy định 'cấm cửa' trẻ em. Điều này sẽ tạo ra một khoảng cách, sự phân biệt, không công bằng đối với trẻ. Hơn nữa nếu bố mẹ đều đi tiệc thì con ở nhà sẽ do ai chăm, nếu như thực sự không tìm ra được người trông hộ thì phải làm sao?"

Trái với những ý kiến không đồng tình với việc này, cũng có nhiều người ủng hộ tiệc cưới chỉ có người lớn, không cho phép "đính kèm" trẻ em. "Ngày nào bố mẹ cũng bận tối mặt tối mày để chăm sóc con cái, những buổi tiệc là lúc họ có thời gian thư giãn, 'xả vai' để tận hưởng những phút giây vui vẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Nếu đưa trẻ theo cùng, bố mẹ sẽ không vui chơi được gì mà chỉ toàn phải trông con, cho con ăn, rồi giữ con khỏi nghịch phá làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh" - một cá nhân cho hay.

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 6

Ảnh minh hoạ Internet.

Hơn nữa, có người cho rằng, việc bố mẹ dắt trẻ theo sẽ khiến cho chủ tiệc đám cưới, cô dâu chú rể phải tốn kém thêm một khoản nhỏ dành cho việc đặt thêm bàn. Trên thực tế, có nhiều người dắt theo thành viên gia đình đông hơn so với số lượng khách mời mà chủ tiệc đã dự tính đối với mỗi gia đình. Chính vì vậy mà dẫn đến tình huống trẻ em chiếm hết chỗ ngồi của người lớn, thậm chí là lượng thức ăn cũng bị thiếu.

Thế nên để hạn chế những trường hợp này xảy ra, mong muốn buổi tiệc được trọn vẹn, vui vẻ nhất thì nhiều sao Việt ngày nay đã áp dụng điều kiện cho các khách mời khi tham dự tiệc cưới là "tiệc người lớn nên không đính kèm trẻ em". 

Không chỉ người nổi tiếng, mà trào lưu "cấm cửa" trẻ em này cũng bắt đầu phổ biến với người Việt Nam ngày nay. Ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây, "No Kids Zone" (tạm dịch: khu vực không trẻ nhỏ) đã trở thành xu hướng được ưa chuộng.

Chưa dừng lại ở việc cấm trẻ em được tham gia tiệc cưới, Hàn Quốc còn là quốc gia rất quyết liệt khi quy định rõ khu vực hạn chế trẻ em (No kids zone) tại các nhà hàng, quán cà phê, địa điểm du lịch nổi tiếng... Dù ở Việt Nam chưa có quy định phổ biến về "No kids zone", nhưng có thể thấy trào lưu này chắc chắn sẽ gây ra nhiều bất bình, "làn sóng" tranh cãi mạnh mẽ.

Trước câu chuyện nhận được nhiều sự quan tâm ở trên, vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là: "Bố mẹ nên giáo dục con trẻ như thế nào để con ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ khi cùng bố mẹ tham gia các buổi tiệc?"

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 7

Thiết lập quy tắc và giới hạn

Trước khi bố mẹ đưa con đến các buổi tiệc, bố mẹ cần phải công tác tư tưởng cho trẻ, bằng cách thiết lập các quy tắc rõ ràng về cách cư xử và hành vi phù hợp trong các buổi tiệc. Ví dụ: không đánh nhau, không lấy đồ đạc của người khác mà không hỏi, không làm phiền người khác quá mức,...

Giải thích cho con trẻ về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc này, và hậu quả khi không tuân thủ. Ví dụ: giải thích rằng việc không tuân thủ quy tắc có thể gây mất lòng tin của người khác, hoặc có thể có hậu quả như bị phạt hoặc bị cấm tham gia các hoạt động tiếp theo...

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 8

Tạo môi trường hỗ trợ

Bố mẹ cần đảm bảo rằng môi trường tiệc là an toàn, thân thiện và thuận lợi cho trẻ em. Ví dụ: đảm bảo không có vật phẩm nguy hiểm trong tầm với của trẻ, có đủ chỗ ngồi và không gian để trẻ có thể chơi và tham gia vào các hoạt động.

Cung cấp đủ đồ chơi và hoạt động phù hợp để trẻ có thể tham gia và giải trí một cách tích cực. Ví dụ: cung cấp các trò chơi, đồ chơi và hoạt động phù hợp với lứa tuổi của trẻ, như trò vẽ tranh, xếp hình,...

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 9

Đưa ra lời khuyên và hướng dẫn

Trước khi tham gia một buổi tiệc, trò chuyện với con trẻ về cách cư xử lịch sự, tôn trọng người khác và tuân thủ quy tắc. Ví dụ: giải thích rằng trẻ nên chào hỏi và trả lời dạ vâng khi trò chuyện với người lớn, nói "xin lỗi" và "cảm ơn", tuyệt đối không nói những lời vô lễ, bất lịch sự hoặc xúc phạm người khác.

Đưa ra ví dụ cụ thể và hướng dẫn con trẻ để giúp bé hiểu rõ hơn về mong muốn của bố mẹ. Ví dụ: mô phỏng các tình huống và cách cư xử phù hợp, như việc chia sẻ đồ chơi, lắng nghe lời người khác nói, không làm phiền khi người khác đang nói chuyện,...

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 10

Tạo lòng tin và sự tôn trọng

Xây dựng một môi trường gia đình dựa trên lòng tin, sự tôn trọng và đồng thuận.

Ví dụ: Bố mẹ luôn lắng nghe ý kiến của trẻ, tôn trọng quyền tự quyết của con trong phạm vi an toàn và phù hợp, cho phép trẻ có một phần trách nhiệm trong việc tự quản lý hành vi của mình, ví dụ như nghiêm túc tự ngồi ăn hay chọn đồ chơi để mang theo.

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 11

Đặt mục tiêu và khen ngợi

Đề ra mục tiêu cụ thể cho con trẻ và khen ngợi bé khi tuân thủ đúng quy tắc, có những thái độ, lời nói và hành vi tốt trong các buổi tiệc.

Ví dụ: Bố mẹ có thể đặt mục tiêu cho con trẻ như việc không quấy rối người khác trong suốt buổi tiệc, hoặc giữ gìn trật tự trong khu vực chơi. Khi con trẻ đạt được mục tiêu này, hãy khen ngợi và động viên con. Sự khích lệ và động viên từ bố mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin vào bản thân, và có động lực để tiếp tục phát triển lối ứng xử tốt.

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 12

Bố mẹ làm gương

Là bố mẹ, hãy trở thành một hình mẫu cho con trẻ bằng cách tuân thủ các quy tắc và hành vi lịch sự trong các buổi tiệc. Con trẻ thường học từ việc quan sát và mô phỏng hành vi của người lớn xung quanh.

Ví dụ: Bố mẹ hãy chào hỏi và tương tác lịch sự với mọi người, không làm phiền hay gây rối trong buổi tiệc và tránh những hành vi không lịch sự với người khác trước mặt con.

Hết cô dâu Đỗ Mỹ Linh đến Puka Gin Tuấn Kiệt không tiếp trẻ em trong đám cưới, mẹ bỉm tranh luận rộn ràng - 13

Giao tiếp hiệu quả

Bố mẹ hãy luôn duy trì một kênh giao tiếp mở và hiệu quả với con trẻ. Hãy lắng nghe ý kiến của con, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc một cách nhẹ nhàng và tận tâm.

Ví dụ: Bố mẹ hãy lắng nghe những ý kiến hoặc lo lắng của con trẻ về buổi tiệc, và sau đó có thể cung cấp lời khuyên hoặc giải thích nếu cần thiết.

Phương Trinh Jolie, Lê Phương để con riêng tới đám cưới, đứa trẻ nào cũng bịn rịn ôm mẹ