Tết chính là dịp mà mọi người hay sử dụng nhiều nước lạnh cùng các loại thực phẩm không tốt cho cổ họng và phổi nhất. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá rõ rệt cũng dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là hệ hô hấp. Điều này sẽ gây ra các cơn ho kéo dài rất khó chịu và mất sức.
Vậy nên làm gì khi trẻ bị ho và đâu là cách tốt để phòng tránh ho cho trẻ?
Dưới đây là “bí kíp” của bà mẹ 2 con Tôn Lệ, người từng thủ vai Chân Hoàn trong bộ phim đình đám một thời - Hậu cung Chân Hoàn truyện: Cho trẻ ăn cam nướng.
Tôn Lệ cho biết: “Cam nướng rất tốt cho trẻ em bị ho, và cho những người trong giai đoạn đầu của cảm lạnh. Trong vỏ và ruột cam có những chất trị các chứng bệnh về đường hô hấp như làm long đờm, chữa trị bệnh ho, cảm cúm… Khi nướng, các chất này phát huy được hết công dụng, ấm nóng, dễ ăn và làm dịu được các cơn ho đau rát cổ họng.” . Đồng thời, cô cũng cho biết cam nướng rất ngon, lại còn bảo vệ lá lách và dạ dày trong mùa lạnh. Mỗi năm khi chuyển mùa, con bị ho, nữ diễn viên luôn dùng cách này để rang cam cho con.
Bà mẹ 2 con Tôn Lệ chia sẻ bí kíp trị ho.
Thực tế, đây là Cam nướng là bài thuốc chữa ho an toàn xưa nay có tác dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Để thực hiện, cha mẹ chỉ cần làm theo 2 cách sau:
Cách 1: Chỉ dùng cam:
Chọn 1 quả cam ngọt, mọng nước, ngâm trong trong nước muối 5 phút để loại bỏ chất bẩn, diệt khuẩn.
Sau đó, nướng cam trực tiếp lên bếp lửa trong 10 phút, lật quả cam liên tục cam nóng đều rồi lột vỏ, ăn trực tiếp khi cam còn nóng ấm, nếu là trẻ nhỏ thì cha mẹ có thể ép lấy nước cho bé dùng.
Cách 2: Dùng cam với muối:
Vẫn chọn quả cam ngọt, nhiều nước, ngâm qua với nước muối 5 phút để làm sạch, diệt khuẩn. Sau đó, cắt phần chóp của cam ra, đổ vào giữa quả cam 1 muỗng cà phê muối ăn rồi đóng phần chóp lại.
Cho quả cam vào lò vi sóng nướng 10 – 15 phút rồi lấy ra bóc vỏ, ăn cả vỏ và tép khi cam còn nóng ấm. Có thể dùng bếp lửa để nướng nhưng vì đã cắt mở phần chóp cam nên dễ làm muối văng ra ngoài khi lật quả cam nên khi nướng cần đảo/lật cam cẩn thận.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, “phòng bệnh” vẫn hơn “chữa bệnh”, khi giao mùa, nếu các bậc cha mẹ làm điều này trẻ sẽ ít có nguy cơ bị cảm lạnh hơn:
Lưu ý là độ dày của quần áo
Thời tiết chuyển lạnh, cha mẹ nên chú ý cho trẻ mặc những bộ quần áo dày dặn. Khi chọn quần áo cho con cũng nên chú ý đến nguyên tắc giữ ấm, cố gắng mặc đều cả trong lẫn ngoài, không nên mặc áo khoác dày, mặc đồ lót mỏng dễ khiến trẻ bị sốt do sự chênh lệch giữa nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể.
Cho trẻ rửa tay thường xuyên
Khi trẻ đi chơi, đi học về, hãy cho trẻ rửa tay sạch sẽ, đồng thời phải rửa tay thường xuyên trước bữa ăn để phòng tránh tay không bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài vào. Cha mẹ cũng đừng quên là cho trẻ rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo duyệt khuẩn tối đa.
(Ảnh minh họa)
Chú ý chế độ ăn uống
Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau và trái cây để bổ sung các khoáng chất và vitamin cho trẻ, từ đó, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
Thường xuyên tập thể thao để tăng cường thể chất
Chạy bộ: Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có thể tăng cường sức đề kháng và thể lực bằng cách thường xuyên chạy bộ. Đồng thời hình thành thói quen chạy bộ cũng có tác dụng tăng dung tích phổi cho trẻ, từ đó hô hấp tốt hơn.
(Ảnh minh họa)
Chơi bóng rổ: Không những giúp trẻ tăng cường sức khỏe, bóng rổ còn là môn thể thao mang tính hợp tác cạnh tranh giúp trẻ hiểu được tinh thần đồng đội và hợp tác. Ngoài ra, trong bóng rổ còn rất hữu ích cho trẻ để phát triển chiều cao.
Bơi lội: Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể trau dồi khả năng bơi lội cho trẻ để tăng cường thể lực, đề kháng, đồng thời có thể rèn luyện chân tay cho trẻ, giúp chân trẻ linh hoạt hơn.