Đối với nhiều bậc cha mẹ, việc đưa rước con cái đi học đôi khi là việc gì đó khá phiền phức. Vì quá bận rộn mà một số cha mẹ thường xem điều này là khá phiền phức và đôi khi quên mất công việc này.
Tuy nhiên, cha mẹ nên biết rằng đối với trẻ,việc được đưa đón đúng giờ mang lại cho trẻ một cảm giác an toàn và tự tin. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những đứa trẻ thường được đón trước thường tự tin hơn những đứa trẻ khác. Ngược lại, những đứa trẻ được đón cuối cùng, đặc biệt là những đứa trẻ thường được đón sau cùng, có xu hướng hướng nội hơn và thậm chí có phần tự ti.
(Ảnh minh họa)
Nhiều bậc cha mẹ sẽ tự hỏi, chỉ là đón con về nhà thôi, thật sự quan trọng đến vậy sao? Câu chuyện của cậu bé dưới đây sẽ giúp nhiều bậc cha mẹ phần nào hiểu được tâm lý của trẻ nhỏ khi đợi cha mẹ đến đón.
Theo đó, đoạn clip một bé trai thấy mẹ đến đón đi học về đã làm mưa làm gió mạng xã hội. Cụ thể cậu bé ngay khi thấy mẹ mình đến đã rất vui mừng, gần như khóc, dù rất muốn chạy đến mẹ ngay, nhưng vì chưa đến giờ ra về nên cậu bé đã bị cô giáo giữ lại. Ngoan ngoãn chờ đợi, nhưng cứ một lúc là cậu bé đưa mắt sang nhìn mẹ, vẻ mặt như cố kìm nước mắt.
Lúc đầu, cậu bé vô cùng mừng rỡ khi được chạy đến bên mẹ.
Sau đó, cậu bé gần như mất kiểm soát và chạy thật nhanh đến bên mẹ.
Ôm chặt cổ mẹ, cậu bé vừa khóc vừa không quên vươn ngón tay khen mẹ: "Mẹ là người đón con đầu tiên ..."
Hóa ra niềm mong đợi lớn nhất của mỗi đứa trẻ mỗi khi đi mẫu giáo chỉ đơn giản là: “Cha mẹ là người đầu tiên đón con”. Con cái rất cần cảm giác an toàn từ cha mẹ, và một trong những yếu tố mang lại cảm giác đó chính là việc hẹn trước và giữ lời hứa đó.
(Ảnh minh họa)
Đối với trẻ em: sự xuất hiện sớm của bố và mẹ có nghĩa là tình yêu và sự quan tâm. Sự xuất hiện muộn của bố và mẹ đồng nghĩa với việc bỏ bê và bất cẩn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi.
Đừng coi việc đón con là một nhiệm vụ. (Ảnh minh họa)
Nhiều phụ huynh coi việc đón con tan học là một nhiệm vụ nên dù bạn có đến muộn cũng không sao, dù sao đi nữa cũng có giáo viên trông an toàn. Nhưng đón con đi học không phải là một nhiệm vụ, mà là một cánh cửa để hiểu con. Vì vậy, cha mẹ đừng bỏ qua những chi tiết dưới đây.
♠ Cố gắng dành thời gian đến tận nơi đón con
Nhiều bậc cha mẹ vì quá bận rộn nên đã nhờ ông bà đưa đón cháu giúp mình. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên dành thời gian để đón con ít nhất 1 lần/ tháng. Hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt này lại gửi đến con một thông điệp: Bố mẹ dù bận rộn cũng sẽ đến đón con khi có thời gian. Nhờ những hành động như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương dành của cha mẹ.
♠ Hãy báo trước với con khi đón con trễ hoặc không đón con được
Trẻ càng nhỏ sẽ càng nhạy cảm. Nếu người lớn không đến đúng giờ, cha mẹ giải thích trước tình hình cho trẻ, chẳng hạn như: "Hôm nay mẹ đến đón con muộn hơn, con hãy chơi với cô giáo một chút để đợi mẹ nhé!". Điều này sẽ giúp con chuẩn bị tâm lý để giảm thiểu những lo lắng khi không thấy cha mẹ đâu.
♠ Tận dụng thời gian để trò chuyện với con
Cha mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian từ trường về nhà để trò chuyện cùng con. Hãy chủ động hỏi con những câu chuyện về ngày học ở trường hôm nay: Hôm nay lớp con có gì vui không? Con đã chơi trò chơi gì với các bạn và cô? Ai là người bạn thân nhất của con?
Bên cạnh đó, cha mẹ hãy chú ý nên tránh những câu hỏi mang tính tiêu cực như: Hôm con có khóc không? Con ăn no chưa? Hôm nay có ai bắt nạt con không? Con có bị cô giáo mắng không?,...
Cha mẹ nếu có bận rộn đến đâu cũng nên cố gắng dành thời gian đến trường đón con. Dù cha mẹ có là người đầu tiên hay người cuối cùng, nhưng đối với con trẻ, những ký ức như thế sẽ trở thành một kỉ niệm khó quên sau này.