"Em bé khổng lồ" là một cụm từ khá phổ biến ở Trung Quốc. Thực tế, nghĩa gốc của cụm từ này là để chỉ những đứa trẻ sinh ra đã có kích thước lớn hơn so với bình thường.
Tuy nhiên, giờ đây cụm từ "em bé khổng lồ" ở Trung Quốc lại mang một hàm ý khác kể từ năm 2018. "Em bé khổng lồ" thường xuyên chiếm vị trí đầu trong top 10 từ thông dụng hàng đầu năm 2018. Cụm từ này để chỉ những người này dù đã trưởng thành về ngoại hình, thể chất, tư duy cũng phát triển bình thường, sức khỏe bình thường nhưng tinh thần vẫn như một đứa trẻ. Họ là những người đặc biệt non nớt và luôn cần có người ở bên cạnh chăm sóc, nếu không có ai quan tâm hàng ngày, họ sẽ chết.
Trong y khoa, còn gọi những trường hợp như vậy là người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Những người mắc chứng này khi trưởng thành sẽ rất nguy hiểm. Chẳng hạn như khi gặp chuyện không vừa ý, họ sẽ khóc lóc, gào thét, đập phá, thậm chí đánh người khác, từ đó gây ra xung đột, sẽ dễ phải chịu hậu quả nghiêm trọng.
Câu chuyện về cậu bé lười nhất Trung Quốc - một điển hình của trường hợp "em bé khổng lồ" dưới đây chính là một minh chứng cho hậu quả của chứng ái kỷ.
"Em bé khổng lồ" Yang Suo - cậu bé lười nhất Trung Quốc
Yang Suo được mệnh danh là người lười biếng số 1 Trung Quốc.
Yang Suo sinh ra tại La Sơn thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) Trung Quốc. Ở độ tuổi 23, nhiều người đã bắt đầu xây dựng sự nghiệp và lập gia đình. Nhưng Yang Suo thì khác, anh cần sự giúp đỡ của gia đình về mọi thứ, anh có tay chân, chỉ số IQ không có vấn đề gì, nhưng anh là một "em bé khổng lồ" thực sự .
Mọi chuyện bắt đầu từ khi Yang Suo còn nhỏ. Yang Suo sinh ra trong một gia đình ở nông thôn, ở đó tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại. Từ khi còn nhỏ, Yang Suo đã được cha mẹ đặc biệt yêu chiều, cậu bé không phải làm bất cứ việc gì, chỉ cần mở miệng sẽ có người đút cho ăn, vươn tay sẽ có người mặc áo. Năm 8 tuổi, Yang Suo vẫn được cha mẹ khiêng trong một chiếc giỏ trẻ hoặc bế vì không muốn con đi bộ mỏi chân.
Thực tế, không có ai sinh ra đã lười biếng như vậy, Yang Suo ban đầu cũng là đứa trẻ hiểu chuyện. Mỗi khi thấy cha mẹ vất vả, Yang Suo cũng chạy lại giúp đỡ nhưng cha mẹ cậu lại ngăn cản và nói rằng sợ con trai mệt nên nhất định không cho con làm.
Bất cứ khi nào Yang Suo làm việc nhà, cha mẹ cậu bé không chỉ cảm thấy không vui, ngăn cản con mà còn coi việc Yang Suo làm việc nhà là rất tệ. Tương lai trở thành "em bé khổng lồ" của Yang Suo cũng bắt đầu từ chính tình yêu thương, chiều chuộng quá mức của cha mẹ.
Khởi đầu của một số phận bi thảm
Năm 13 tuổi, Yang Suo mất cha, 18 tuổi thì mất mẹ.
Trước khi Yang Suo 13 tuổi, cha mẹ cậu vẫn có thể lo cuộc sống hàng ngày. Nhưng sau đó, mọi chuyện đã thay đổi, cha của Yang Suo mất vì bạo bệnh, một mình mẹ nuôi cả nhà.
Mặc dù mẹ của Yang Suo rất mạnh mẽ, nhưng chính sự yêu chiều quá mức của người mẹ đã biến Yang Suo thành đứa trẻ ái kỷ, từ đó mang lại cho người mẹ những rắc rối lớn. Vì làm việc quá sức, mẹ Yang Suo đổ bệnh, lúc này bà mong con trai có thể giúp đỡ gia đình.
Tuy nhiên, với một người hàng ngày không phải làm bất cứ việc gì, thậm chí còn không thể tự chăm sóc bản thân như Yang Suo làm sao có thể chăm sóc hay giúp đỡ người khác. Ngay cả khi mẹ ốm trên giường, Yang Suo vẫn bất động, cả ngày không làm gì, không muốn đi làm, thậm chí còn hy vọng mẹ có thể tiếp tục làm việc. Đôi khi người mẹ không thể đáp ứng yêu cầu của Yang Suo còn bị con đánh.
Mẹ Yang Suo khi ấy mới hối hận nhưng bà không thể làm gì được nữa. Khi Yang Suo 18 tuổi, mẹ anh qua đời vì làm việc quá sức.
Cuộc đời bi kịch kết thúc ở tuổi 23
Vì được bố mẹ chiều quá mức khi còn nhỏ nên lúc trưởng thành, Yang Suo không biết làm bất cứ việc gì mà chỉ đi xin ăn.
Yang Suo mười tám tuổi đã trở thành một đứa trẻ mồ côi, đến lúc đó anh mới nhận ra sự tàn khốc của cuộc đời, anh không chỉ thiếu khả năng sống mà còn không có khả năng lao động, anh phải sống trong cảnh khốn cùng. Những người thân của Yang Suo thấy anh đáng thương nên tìm cho anh ta một công việc tại công trường, mong rằng Yang Suo sẽ tự lực cánh sinh.
Nhưng Yang Suo, người đã có thói quen nhận được chăm sóc, đã chạy về nhà đình công vì thời tiết trên công trường quá nóng. Người thân cũng bất lực, chỉ có thể để anh ở nhà, thỉnh thoảng mang cho ít đồ ăn nhưng cũng không thể lúc nào cũng chăm sóc anh.
Yang Suo không chịu đi làm, người thân cũng không thể lúc nào cũng cho đồ ăn, chẳng còn cách nào khác, Yang Suo đành đi xin ăn dọc đường. Mỗi khi đói sẽ đi xin ăn, buồn ngủ thì về nhà nằm, nếu lạnh thì đốt đồ đạc trong nhà sưởi ấm. Tuy nhiên, Yang Suo không biết nấu ăn nên dù người khác cho thực phẩm cũng không biết cách nấu, anh đành hái quả dại ven đường ăn qua ngày.
Yang Suo không biết nấu ăn nên chỉ hái quả dại ăn tạm, đốt đồ đạc trong nhà để sưởi ấm.
Mùa đông năm 2009, thời tiết rất lạnh, tuyết rơi dày đặc, Yang Suo không thể ra ngoài xin ăn nên đành ở nhà. Gần dịp năm mới, anh họ của Yang Suo mang ít đồ ăn và quần áo ấm sang nhà Yang Suo thì thấy anh ngồi co ro trong góc. Hóa ra, Yang Suo đã chết nhưng không biết anh chết vì lạnh hay chết đói. Năm đó Yang Suo mới 23 tuổi.
Câu chuyện của Yang Suo sau đó được nhiều người biết đến, có người cảm thấy đáng thương, có người lại thấy đáng trách. Thực ra, điều này cũng vì bố mẹ Yang Suo đã quá chiều chuộng con từ nhỏ, để anh hình thành thói quen ỷ lại và hình thành chứng ái kỷ. Cuối cùng dẫn tới kết cục đau lòng.
Tuy nhiên, Yang Suo không phải trường hợp "em bé khổng lồ" duy nhất trong xã hội. Cùng với sự thay đổi của thời đại, mức sống của con người ngày càng tốt hơn và kiểu cải thiện này sẽ ngày càng có nhiều nhược điểm.
Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ vì thương con nên chiều chuộng, không bắt con làm bất cứ việc gì. Nhưng họ biết rằng sự yêu chiều đó sẽ chỉ khiến con ngày càng lười biếng và không biết cố gắng. Lâu dần còn có thể hình thành chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi những đứa trẻ ấy trưởng thành.
Rối loạn nhân cách ái kỷ là gì?
Rối loạn nhân cách ái kỷ là chứng yêu bản thân thái quá, là bệnh lý tâm thần hiếm gặp. Người bệnh chỉ quan tâm đến bản thân, coi bản thân là trung tâm, những người khác phải tôn trọng và nghe theo họ nhưng lại thiếu đồng cảm với người khác. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng thường gặp của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ là:
- Phản ứng gay gắt khi nhận được những lời nhận xét không hay hoặc cảm thấy tức giận, xấu hổ khi bị chỉ trích;
- Thổi phồng tài năng của bản thân và hay tự ảo tưởng về bản thân tài giỏi, thành công,...;
- Luôn thích được người khác chú ý, ngưỡng mộ mình;
- Lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu của mình;
- Phớt lờ hoặc không có sự đồng cảm với người khác;
- Nhạy cảm quá mức khi nhận sự thất bại.
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhân cách ái kỷ
Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hành vi của cha mẹ có thể có liên quan đến chứng rối loạn nhân cách ái kỷ bao gồm ngược đãi, bỏ bê, nuông chiều và khen ngợi quá nhiều. Di truyền học hoặc các vấn đề về tâm sinh lý cũng có thể có là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách ái kỷ.
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ như:
- Bố mẹ đánh giá tầm quan trọng của con quá mức;
- Chỉ trích khi con sợ hãi và thất bại.