Khi trẻ nói: "Mẹ ơi, con muốn mua ...", câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con

Trên thực tế với những bậc cha mẹ có cách ứng xử khác nhau thì trẻ cũng sẽ hình thành những tính cách khác nhau khi lớn lên.

Có rất nhiều các bậc phụ huynh rất sợ đi mua sắm cùng con cái, vì luôn phải "đóng thuế" cho con bằng những món đồ chơi, hay đồ ăn vặt mà trẻ muốn. Nhất là ở độ khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3, nếu không được thứ mình muốn, trẻ sẽ chẳng ngần ngại bày tỏ sự không hài lòng của mình bằng màn ăn vạ lăn khóc lóc, la hét thậm chí là nằm lăn ra sàn.

Trẻ nhỏ đến độ tuổi bắt đầu tiếp xúc và học hỏi từ thế giới xung quanh, sẽ luôn tò mò và muốn khám phá nhiều thứ và những món đồ chơi đầy màu sắc không thể nào thoát khỏi “tầm ngắm” của các bé. Vì vậy, mỗi khi nhìn thấy những món đồ chơi hay những bộ quần áo bắt mắt được bày bán là các bé sẽ tìm đủ mọi cách để cha mẹ mua cho bằng được, từ năn nỉ đến mè nheo, khóc lóc, ăn vạ… Đây là nỗi ám ảnh của đa số các bậc phụ huynh.

Đối mặt với những tình huống này, nhiều cha mẹ “lấp liếm” bằng cách “đánh trống lảng”, nhiều cha mẹ lại lấy cớ không mang tiền, nhưng cũng có một số cha mẹ luôn chiều con, con muốn gì cũng đáp ứng ngay. Trên thực tế với những bậc cha mẹ có cách ứng xử khác nhau thì các trẻ sẽ hình thành những tính cách khác nhau khi lớn lên.

Dưới đây một số tình huống được chuyên gia liệt kê cũng như đưa ra gợi ý xử giải quyết vấn đề, nhằm giúp cha mẹ xử lý câu chuyện đòi mua đồ chơi của trẻ dễ dàng hơn, lại hợp tình hợp lý. 

Khi trẻ nói: amp;#34;Mẹ ơi, con muốn mua ...amp;#34;, câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con - 3

Cha mẹ từ chối và nói “Nó quá đắt”

Đây có lẽ là cách ứng xử khá phổ biến ở nhiều bậc phụ huynh khi con cái ngỏ ý muốn cha mẹ mua một thứ gì đó, nhiều cha mẹ sẽ không ngần ngại từ chối yêu cầu của con và lấy lý do món đồ đó quá đắt. Nhiều bậc cha mẹ còn nói với con mình nhiều câu như “Mẹ không có đủ tiền”, “Con nhìn xem nhà mình có khả giả tí nào không?” hay “Con nhìn xem nhà mình có được như nhà bạn A không?”....

Thực tế, những câu nói này sẽ phát huy hiệu quả tức thời nhưng dù vô tình hay cố ý những câu nói như thế của cha mẹ đã để lại trong tâm trí non nớt của các bé những ám ảnh, tổn thương khó phai và ảnh hưởng đến tư duy của con khi lớn.

Khi trẻ nói: amp;#34;Mẹ ơi, con muốn mua ...amp;#34;, câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con - 4

Khi trẻ nói: amp;#34;Mẹ ơi, con muốn mua ...amp;#34;, câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con - 5

Cha mẹ mua cho con nhưng liên tục phàn nàn

Không như cha mẹ ở trường hợp trên, khi trẻ muốn mua một thứ gì đó, một số bậc cha mẹ vẫn sẽ đáp ứng cho con nhưng lại cứ luôn miệng phàn nàn về giá cả của món đồ. Đôi khi chỉ là những lời nói vô ý như “Món này bằng cả tiền ăn uống của nhà mình trong vòng một tháng đấy”.

Khi trẻ nói: amp;#34;Mẹ ơi, con muốn mua ...amp;#34;, câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con - 6

Khi trẻ nói: amp;#34;Mẹ ơi, con muốn mua ...amp;#34;, câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con - 7

Cha mẹ đáp ứng cho con ngay lập tức

Nếu cha mẹ cứ liên tục đáp ứng những mong muốn, nhu cầu của con, các bé sẽ hình thành tư tưởng ỷ lại và phụ thuộc vào cha mẹ.

Khi trẻ nói: amp;#34;Mẹ ơi, con muốn mua ...amp;#34;, câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con - 8

Khi trẻ nói: amp;#34;Mẹ ơi, con muốn mua ...amp;#34;, câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con - 9

Vậy, đâu là phương pháp “chuẩn”?

Theo các chuyên gia, trẻ có nhu cầu mua sắm là chuyện bình thường. Đối mặt với những tình huống con vòi vĩnh, cha mẹ cần nắm vững một nguyên tắc: Đừng làm suy yếu lòng nhiệt tình và hy vọng của trẻ.

Nhà tâm lý học Li Xue đã từng thảo luận về vấn đề này trong cuốn sách của mình: “Việc thỏa mãn hay không thỏa mãn mong muốn của trẻ phụ thuộc vào khả năng và sự tự nguyện của cha mẹ”.

Để trẻ trải nghiệm làm việc nhà và có phần thưởng

Theo các chuyên gia, cha mẹ không cần phải hoàn hảo, nhưng ít nhất hãy thành thật với con. Nếu gia đình có điều kiện, ngoại trừ những yêu cầu vô lý như những món không cần thiết hay quá đắt đỏ, thì việc đồng ý mua đồ cho trẻ cũng không có gì nguy hại.

Một hộp dâu tây, một cây kem hay một chiếc ô tô đồ chơi sẽ không thể ảnh hưởng quá nhiều đến tình trạng tài chính của gia đình nhưng lại có thể mang lại hạnh phúc mà trẻ em cần được trân trọng. Vậy tại sao cha mẹ không làm điều đó?

Khi trẻ nói: amp;#34;Mẹ ơi, con muốn mua ...amp;#34;, câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con - 10

Đáp ứng nhu cầu của trẻ nhưng có nguyên tắc riêng và dạy con tiết kiệm

Về vấn đề này, một số cha mẹ lại lo lắng rằng điều này sẽ làm con trở nên hư hỏng. Vì vậy, cha mẹ có thể đặt ra cho con một số nguyên tắc riêng.

Trước hết cha mẹ hãy lắng nghe lý do trẻ muốn. Nếu không quá đáng, thỏa mãn mong muốn của con một cách hợp lý là được. Nếu rõ ràng trẻ không thiếu và đó là sự phù phiếm, cha mẹ phải thiết lập các nguyên tắc, kiên nhẫn giải thích và ngừng mua sắm không kiểm soát.

Với những trường cha mẹ thật sự không thể đáp ứng được nhu cầu đó của con, cha mẹ có thể nói trực tiếp với con: "Mẹ hiểu con, và mẹ rất muốn mua cho con, nhưng món đồ này vượt quá ngân sách của gia đình chúng ta trong tháng này, nên chúng ta chỉ có thể đợi lần sau, được không con?". Đừng đánh la mắng trẻ, hãy giải thích cho con hiểu và an ủi trẻ sau khi trẻ bình tĩnh trở lại.

Khi trẻ nói: amp;#34;Mẹ ơi, con muốn mua ...amp;#34;, câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con - 11

Cái này đắt quá!, thường xuyên nói câu này, mẹ đang vô tình phá hỏng tương lai con
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.giadinh.net.vn)