Một môi trường phát triển lành mạnh và hạnh phúc cho con cái, có lợi cho sự phát triển của trẻ luôn là điều bất kể phụ huynh nào cũng quan tâm.
Trong quá trình lớn lên của trẻ, chúng ta cần lưu ý điều gì? Dưới đây là 12 quy tắc giáo dục cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo.
Quy luật phân bổ
Trong cuộc sống hàng ngày nếu giữa cha mẹ có mâu thuẫn và thường xuyên cãi vã, đó có nghĩa là môi trường không lành mạnh, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Gia đình tan vỡ sẽ khiến trẻ thiếu cảm giác thân thuộc, an toàn.
Nếu không tránh khỏi những thay đổi trong gia đình, cha mẹ nên dùng những cách tích cực để an ủi và hướng dẫn con, không nên bỏ mặc, chiều chuộng, và không nên giận lây con cái cái vì sự đổ vỡ của cha mẹ.
Quy luật hy vọng
Cha mẹ đều đặt niềm hy vọng vào con cái, nhưng liệu cha mẹ có luôn dùng những lời động viên tích cực để trẻ cảm nhận được điều ấy? Vì vậy, cha mẹ hãy tập cho con có thói quen xác lập mục tiêu ngay từ khi còn nhỏ, và dạy con tự biết hướng tới mục tiêu đã đặt ra, giúp con biết ấp ủ ước mơ và hy vọng.
Quy tắc biết xin lỗi
Mỗi gia đình đều có những nề nếp, cách sống riêng. Tuy nhiên trên thực tế, có khá nhiều gia đình quá khắt khe như “trẻ em không được ý kiến” và luôn áp đặt mệnh lệnh cũng như không tôn trọng cảm xúc của trẻ. Ngược lại có những gia đình lại quá lỏng lẻo khiến trẻ “nhờn”, “coi cha mẹ như bạn bè thông thường”… Vì thế, việc này tưởng như đơn giản nhưng không hề dễ dàng.
Mục đích cuối cùng của việc xây dựng nề nếp, quy tắc trong gia đình là các thành viên sẽ có thói quen tốt và con cái được phát triển lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội.
Do đó, cha mẹ nên là người làm gương, không nên hơn thua với trẻ, cũng không nên giận dữ, so sánh khắt khe với con cái để kích động trẻ. Hãy dạy con những quy tắc cơ bản như biết nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi” khi cần thiết.
Quy tắc quản lý
Khả năng tự kiềm chế của trẻ chưa trưởng thành chưa hoàn thiện, đo đó ở thời điểm này cha mẹ nên có trách nhiệm quản lý hành vi và tâm lý của trẻ.
Nhưng cần quản lý bằng tình cảm, nhân văn, khoa học và hợp lý, không nên bắt trẻ chỉ nghe theo ý kiến của cha mẹ. Đừng sử dụng những câu mệnh lệnh và thô lỗ, thay vào đó là tôn trọng ý tưởng và cá tính riêng của trẻ.
Quy luật lắng nghe
Cha mẹ hãy đối xử bình đẳng với các con, cho trẻ tiếng nói, nói ra những suy nghĩ thật của mình và lắng nghe trẻ. Nếu người lớn không tôn trọng và phớt lờ suy nghĩ của trẻ, theo thời gian, trẻ sẽ không dám nói sự thật và không còn muốn giao tiếp với cha mẹ.
Hơn nữa, cha mẹ là người thầy và tấm gương của con cái, nếu cha mẹ không kiên nhẫn nghe con nói, có thể con sẽ học theo, không nghe lời người lớn và không biết cách tôn trọng người khác.
Quy tắc tìm bạn
Người ta thường nói “Noi theo tấm gương sáng điển hình.” Phần lớn sự học hỏi, sở thích, thói quen của trẻ đến từ việc tiếp thu môi trường sống.
Cha mẹ, anh chị em, họ hàng và bạn bè, thầy cô giáo, các mối quan hệ xã hội,… đều có ảnh hưởng đến trẻ. Ảnh hưởng của người mẹ đối với trẻ em gái và của người cha đối với trẻ em trai là rất quan trọng.
Ngoài những hình mẫu trong gia đình, chúng ta cũng nên chú ý đến tác động của các mối quan hệ xã hội và những người thường hay thăm trẻ.
Quy luật tìm kiếm điểm chung và tôn trọng sự khác biệt của trẻ
Người lớn và trẻ em thường có quan điểm khác nhau, và trẻ thường sẽ có nhiều suy nghĩ và ý tưởng độc đáo. Trên thực tế, đó chính xác là sự ngây thơ dễ thương của trẻ. Nếu cha mẹ cho rằng ý tưởng của trẻ em là kỳ quặc và từ chối trẻ, điều đó sẽ ngăn cản trí tưởng tượng và sự tò mò của trẻ, đồng thời trẻ cũng thất vọng vì không được đồng cảm.
Mặt khác, trong nhiều trường hợp, những đứa trẻ ngây thơ có cái nhìn khách quan và dám nói lên sự thật. Cha mẹ cần biết lắng nghe hơn để khuyến khích trẻ dám thể hiện và tích cực khẳng định ý tưởng của mình.
Tất nhiên, trẻ thường không có khả năng suy nghĩ theo nhiều khía cạnh, vì vậy trẻ sẽ suy xét mọi việc không thấu đáo. Lúc này cha mẹ nên là người định hướng cho con.
Sử dụng các quy tắc trừng phạt một cách thận trọng để trẻ nhận ra rằng mình đã làm sai
Phạt nặng, đặc biệt là đánh trẻ bằng đòn roi là cách giáo dục khá tiêu cực. Nhiều trẻ bị trừng phạt thô bạo từ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng tâm lý và thể chất về sau. Vì vậy, việc sử dụng đòn roi không được khuyến khích, nhưng có thể dùng những phương pháp thích hợp để phê bình trẻ.
Quy luật hậu quả
Đôi khi, nếu trẻ gây sự, người lớn đã chỉ trích hoặc ngăn cản trẻ mà không cần biết hậu quả và tác hại. Trước tiên cha mẹ phải suy nghĩ cẩn thận về nguyên nhân và hậu quả của mọi việc, sau đó giải thích chi tiết cho trẻ nghe, rằng trẻ có nên làm điều đó hay không.
Luật tuân thủ nội quy
Trẻ con rất dễ sinh hư, bướng bỉnh nếu cha mẹ quá chiều chuộng hay có cách dạy con không đúng. Những quy tắc và kỷ luật không chỉ giúp trẻ an toàn, nó cũng hữu ích cho việc học tập và phát triển của trẻ về sau.
Quy tắc Hai mươi Yard - Trẻ em nên được phép giữ sự riêng tư của mình
Cha mẹ nên quản lý và kỷ luật con cái theo từng khía cạnh khác nhau dựa theo độ tuổi của trẻ. Trẻ nhỏ có thể cần được hướng dẫn cụ thể và tỉ mỉ hơn trong cuộc sống và trường học, nhưng trẻ cũng cần được tạo cơ hội thích hợp để rèn luyện tính tự lập.
Trẻ con bước vào tuổi dậy khó chịu nhất là bị cha mẹ thường xuyên hỏi han, cằn nhằn từng chi tiết, trẻ ở độ tuổi này muốn thể hiện bản thân, không quan tâm đến lời khuyên của người khác nhưng không có nghĩa là không nghe lời cha mẹ.
Cha mẹ không nên nhắc đi nhắc lại một việc nào đó, về lâu sẽ khiến trẻ chán ghét mọi thứ. Có thể nói trước với con cái rằng dù tốt xấu gì cha mẹ cũng chỉ khuyên một lần, nếu con chậm trễ, không nghe lời thì con phải tự chịu trách nhiệm.
Thay vì trở thành một bậc cha mẹ hay cằn nhằn khó chịu, tốt hơn hết cha mẹ nên giúp trẻ nhận ra bài học từ vài lần không nghe lời, hãy cho con không gian riêng để phát triển bản thân, tự do suy nghĩ và vận động theo sự phát triển tự nhiên.
Quy tắc 4 WH
Một số phụ huynh sẵn sàng trả tiền để cho con học ở các trường tư thục nội trú đắt đỏ, ngoài việc cân nhắc về học lực, họ cũng cảm thấy rằng các trường tư thục được quản lý chặt chẽ có thể mang lại cho con em mình một môi trường phát triển tốt hơn. Với một ngôi trường đáng tin cậy để kỷ luật con cái, các bậc phụ huynh không còn phải lo lắng về những điểm WH này phải không?
Thật ra, quá trình giáo dục và tu dưỡng của trẻ cũng là quá trình cha mẹ học hỏi và trưởng thành, nếu để con học hành quá sớm, cha mẹ sẽ mất đi cơ hội sống tuy vất vả nhưng rất thú vị.
Trẻ em lớn lên trong thời đại Internet không thể tách rời giao tiếp trực tuyến, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý đến những điểm WH này trong thế giới mạng. Không phải con cái không được kết bạn với cư dân mạng, nhưng có những điều nhất định không được phép giấu bố mẹ.
Cha mẹ không nên tùy tiện ngăn cấm trẻ kết bạn theo nhiều cách khác nhau mà hãy cố gắng làm quen với những người bạn này. Hơn nữa, cha mẹ cũng phải làm gương, phải kịp thời thông báo cho gia đình về 4WH, điều này cũng sẽ làm cho trẻ cảm thấy việc tiết lộ 4WH với gia đình là quy tắc bắt buộc.