Mặc kệ phốt "phông bạt", chồng Đoàn Di Băng tiếp tục khoe khéo con gái ngồi xe tiền tỷ, học chơi môn thể thao nhà giàu

Thành tích học tập của con gái MC Thành Trung “không phải dạng vừa”.

Con gái MC Thành Trung hưởng gen giỏi của bố, vợ cũ Thu Phượng tự hào khoe ái nữ đạt giải nhất môn Văn ở trường - 1

Không có điều gì khiến bố mẹ hạnh phúc và tự hào hơn khi chứng kiến con cái ngày càng trưởng thành, và đạt được những thành tựu riêng trên con đường học vấn. Có nhiều yếu tố để trẻ bộc lộ năng lực bản thân, ngoại trừ sự tự thân thì gen di truyền từ bố mẹ cũng ảnh hưởng đáng kể, đó là lý do mà nhiều người thường nói “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.

Cách đây không lâu, vợ cũ MC Thành Trung - ca sĩ Thu Phượng gây chú ý khi chia sẻ trên trang cá nhân, tự hào khoe ái nữ đạt được thành tích dẫn đầu trong kỳ thi Văn ở trường cấp 2. Cụ thể là bé Vi An đã xuất sắc giành giải Nhất một cuộc thi Văn, và hiện tại cô nàng đang được học nâng cao trong đội tuyển Văn của trường.

Con gái MC Thành Trung hưởng gen giỏi của bố, vợ cũ Thu Phượng tự hào khoe ái nữ đạt giải nhất môn Văn ở trường - 2

Vi An rất chăm học, có năng khiếu với môn Văn.

Vi An rất chăm học, có năng khiếu với môn Văn.

Thu Phượng cho biết, năm ngoái con gái đạt được thành tích giải Ba môn Văn cấp quận, năm nay Vi An tiếp tục “chinh chiến đấu trường”, và vợ cũ MC Thành Trung hy vọng ái nữ sẽ đạt được thứ hạng thành tích cao hơn so với trước đây. 

Có thể thấy, năng lực học tập của con gái MC Thành Trung “không phải dạng vừa”. Nhắc về ái nữ, ca sĩ Thu Phượng tiết lộ con là một đứa trẻ ham học, sách đọc gần như không lúc nào rời tay, ngòi bút và ngôn từ sắc bén nên thường được thầy cô dành nhiều lời khen. 

Năm ngoái khi thi Văn cấp quận, con gái MC Thành Trung đã xuất sắc đạt giải Ba.

Năm ngoái khi thi Văn cấp quận, con gái MC Thành Trung đã xuất sắc đạt giải Ba.

Mặc dù bố mẹ ly hôn sớm nhưng Vi An vẫn nhận được đủ đầy tình yêu thương, sự giáo dục chu toàn. Đó là lý do vì sao cô nàng không chỉ càng lớn càng trổ mã xinh đẹp, hoạt bát mà bên cạnh đó, Vi An còn học rất tốt khiến bố mẹ quá đỗi tự hào. Ngoài có năng khiếu với môn Văn, con gái MC Thành Trung còn có năng khiếu nghệ thuật như ca hát, nhảy múa và đặc biệt Vi An còn nói lưu loát tiếng Anh, một chút tiếng Hà Lan và đang tự học tiếng Hàn.

Để đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ như thế này, đồng ý rằng Vi An đã tự thân cố gắng bằng công sức của mình, nhưng cũng không thể chối bỏ việc Vi An được sinh ra trong gia đình có cả bố và mẹ đều là những người tài giỏi. Bố là MC nổi tiếng, mẹ là ca sĩ nên Vi An cũng di truyền được phần nào gen giỏi giang từ bố mẹ. Với nguồn tài nguyên hiện có, con gái MC Thành Trung được dự đoán sẽ còn làm nên được nhiều chuyện hơn nữa trong tương lai.

Con gái MC Thành Trung hưởng gen giỏi của bố, vợ cũ Thu Phượng tự hào khoe ái nữ đạt giải nhất môn Văn ở trường - 5

Con gái Thành Trung càng lớn càng xinh đẹp, giỏi giang.

Con gái Thành Trung càng lớn càng xinh đẹp, giỏi giang.

Như đã nói ở trên, trẻ đạt được thành tích học tập cao là niềm mơ ước của tất cả các bậc phụ huynh. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên gây áp lực học hành quá lớn đến con, điều đó lại càng đem đến tác dụng thành công cho bé.

Đừng làm thay con, hãy để con tự tư duy

Phụ huynh không nên làm thay con việc học, chịu trách nhiệm thay con trong những bài tập về nhà. Việc giúp con học lúc 7 tuổi dễ dàng hơn nhiều so với khi 12 tuổi và bạn sẽ không thể làm thay con mãi được. Vai trò của cha mẹ là hướng dẫn và hỗ trợ con.

Nếu bài tập quá phức tạp, cha mẹ có thể cùng con tìm ra phương pháp làm nó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn làm thay con. Bạn nên chỉ cho con cách làm và cách thực hiện những bài tương tự như thế, phần còn lại, hãy để con tự thực hành.

Khi kiểm tra lại bài tập giúp con, nếu phát hiện thấy lỗi, hãy nói với con về lỗi sai và để con tự sửa, đừng cho con đáp án. Cách làm này có thể sẽ khiến trẻ vẫn chưa tìm ra đáp án đúng, tiếp tục giải sai bài nhưng đó là cách để xây dựng ý thức trách nhiệm và khả năng tự vận động. Điểm mà trẻ có được phản ánh đúng bản chất, không phải là những điểm số giả tạo nhờ trợ giúp của cha mẹ.

Dạy con học

Những bài tập về nhà đầu tiên có thể khiến trẻ bối rối, chúng không biết phải bắt đầu từ đâu. Đừng mặc kệ con vật lộn. Cha mẹ nên dạy con cách làm bài tập.

Giải thích cho con bạn vì sao phải thực hiện các bước này, theo thứ tự nhất định, cho con thấy các khả năng kết quả có thể xảy đến với các cách làm khác nhau. Bạn thậm chí có thể viết ra các bước cần thiết theo đúng thứ tự và đặt nó như một lời nhắc nhở trên bàn của con để con nhìn vào đó và vận dụng.

Hướng dẫn con làm 1 bài tập cho tới khi hoàn thành tới cùng. Nếu cần tìm hiểu thông tin, hãy cho con tìm kiếm trong sách, trong bách khoa toàn thư trước khi nghĩ tới Internet. Bởi lẽ những kênh tìm kiếm đó sẽ cho con thấy được những thông tin cần thiết một cách dễ dàng mà không bị phân tán bởi những thứ không liên quan khác có trên mạng.

Sắp xếp thời gian học một cách hợp lý

Nơi con ngồi học ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và kết quả học tập của con. Hãy bố trí khu vực học tập của con đủ ánh sáng và thuận tiện.

Ngoài ra, hãy lấy đi tất cả những vật dụng không cần thiết xung quanh đó, những thứ có thể khiến trẻ bị phân tâm trong quá trình học. Sắp xếp sách bài tập, sách tham khảo, tài liệu theo thứ tự khoa học nhất để trẻ dễ dàng tìm kiếm thông tin khi cần. Nếu có em trai, em gái trong gia đình, hãy đảm bảo những đứa em không làm gián đoạn việc học của các con khi đang học.

Dạy trẻ biết kiểm soát thời gian

Trẻ em vốn không có khái niệm về thời gian. Chúng không thể định lượng được thời gian đã trôi qua bao lâu và điều này không tốt cho kết quả việc học. Do đó, hãy đặt một chiếc đồng hồ báo thức hoặc đồng hồ cát để giúp trẻ giải quyết vấn đề này.

Lúc đầu, hãy tự tính toán xem khoảng thời gian con làm các hoạt động khác như xem phim, ăn uống, đi dạo hoặc làm bài tập trong ngày hết bao nhiêu thời gian. Sau đó, khi con phải học, bạn giải thích cho con rằng việc làm bài tập này sẽ mất khoảng thời gian nhiều như khi con đưa chú cún nhà mình đi dạo ấy để con dễ hình dung.

Đặt đồng hồ báo thức trước khi làm bài tập về nhà, nó giúp trẻ thiết lập được chế độ làm việc và không trì hoãn quá trình quá lâu. Trẻ càng dành nhiều thời gian cho bài tập về nhà nghĩa là hiệu quả càng thấp. Thời gian tối ưu để làm bài tập về nhà ở cấp trung học là không quá 2h một ngày và cấp tiểu học là 30 phút/ngày. Nhiều thời gian hơn nữa trẻ rất khó tập trung.

Dạy trẻ biết cách ưu tiên việc quan trọng

Hãy dạy con phác thảo những việc quan trọng trong quá trình học tập nói riêng và cuộc sống nói chung để làm tốt nó mà không tốt thời gian. Ví dụ với việc học, có thể sắp xếp thứ tự như sau:

-  Khối lượng bài tập về nhà hôm nay là bao nhiêu, bao nhiêu bài dễ, bao nhiêu bài khó.

-  Bài nào sẽ mất nhiều thời gian hơn, bài nào ít thời gian hơn.

-  Những bài tập nào con có thể tự làm, bài nào cần có sự hỗ trợ của bố mẹ.

Khi bạn dạy con làm những điều này, chúng sẽ dễ dàng xử lý các nhiệm vụ của mình một cách khoa học hơn, thu nhận kết quả tốt hơn. Các con sẽ phân loại được việc mình tự làm được, giải quyết nó nhanh chóng và những việc cần tới sự trợ giúp của bố mẹ. Nó cũng sẽ giúp trẻ làm chủ các bài thi trong các kỳ thi sau này, tránh việc dành quá nhiều thời gian vào một bài điểm thấp, một bài quá khó không làm ra để rồi bỏ qua tất cả những bài khác.

Tạo động lực cho con

Khen ngợi con vì những nỗ lực và điểm số tốt mà con đạt được là điều nên làm, đừng bao giờ coi đó như chuyện hiển nhiên con phải làm. Bạn có thể sử dụng “bảng động lực” để áp dụng cho con.

Hãy viết ra các nhiệm vụ trên 1 tờ giấy, các nhiệm vụ phải phù hợp với năng lực và độ tuổi của con và ngày cuối trong tuần xem xét lại mỗi nhiệm vụ đã hoàn thành tới đâu. Đặt một dấu cộng cho những nhiệm vụ hoàn thành… Sau đó, hãy khen ngợi và tặng cho con những phần thưởng có ý nghĩa như 1 buổi đi xem phim, đi trượt băng cùng gia đình khi con làm tốt các nhiệm vụ đặt ra.

Hãy gắn việc học vào những thứ thiết thực trong đời sống. Cố gắng chỉ cho con bạn thường xuyên cách chúng có thể sử dụng kiến thức vào thực tế. Ví dụ khi con đã biết đếm, biết cộng, trừ, có thể làm giúp mẹ đếm các mặt hàng khi đi mua sắm cùng nhau, cộng số tiền nhỏ nhỏ giúp mẹ. Nếu con đã biết làm phép nhân, chia, hãy hỏi con chúng ta có thể mua bao nhiêu cây kẹo mút với giá mỗi cây là 5 nghìn đồng.

Dạy trẻ nói và đặt câu hỏi

Tất cả các trẻ em khi mới bắt đầu đi học đều sẽ bỡ ngỡ, chưa hiểu chuyện ngay nhưng không phải đứa trẻ nào cũng dám đứng lên hỏi và diễn đạt chính xác những gì mình muốn. Một số bé còn cảm thấy rất xấu hổ, ngại không dám nói ra và loay hoay không biết làm cách nào cho đúng.

Dạy trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình, tiếp cận với người khác bằng cách đặt câu hỏi là điều nên làm. Hãy dạy con cách nói chuyện với dám viên và không nên ngần ngại mà che giấu những điều mình chưa hiểu. Con cần phải hỏi để giải quyết được vấn đề của mình.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Giúp con làm bạn với bạn bè

Mối quan hệ với bạn cùng lớp là rất quan trọng đối với tất cả trẻ em. Sự tự tin và thành tích học tập cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc họ có những mối quan hệ bạn bè tốt hay không.

Ngày nay, trẻ em thường đi học cả ngày ở trường, xa bố mẹ và chỉ được bố mẹ đón vào cuối ngày. Điều này thúc đẩy việc trẻ nên có nhiều bạn bè tốt ở bên mình và thân thiết với nhau hơn. Cha mẹ có thể giúp con cái thân hơn với bạn bè bằng cách đề nghị cùng nhau đi dạo hoặc mời bạn bè đến nhà để ăn và chơi cùng nhau.

Mối quan hệ gia đình nên được ưu tiên

Dừng tập trung tất cả và kết quả học tập của con, đó không phải là thứ quan trọng nhất trong mối quan hệ gia đình. Luôn quan tâm tới cuộc sống, sở thích, cảm xúc của con, quan sát tâm trạng và tìm hiểu ước mơ của con… là điều mà bố mẹ nên làm.

Đừng bắt con phải trở thành người như bạn mong muốn, hãy hỏi con về những điều con muốn chia sẻ, lắng nghe và hỗ trợ con. Hãy cho con cảm nhận được rằng con có một gia đình và những gì mà con trải qua đều là mối quan tâm của tất cả mọi người trong nhà. Dành nhiều thời gian cho con hơn, cùng nhau xây dựng những kỷ niệm tươi sáng và hạnh phúc.

Nên nhớ rằng, điểm số không quyết định sự thành công của một đứa trẻ

Rất nhiều cha mẹ luôn đồng nhất việc con mình bị điểm kém đồng nghĩa với việc trong tương lai, con khó có thể thành công được. Trong khi thực tế bản thân điểm số không phải là thứ quyết định thành – bại của một con người. Điểm kém không có nghĩa là đứa trẻ không thông minh, ngớ ngẩn, lười biếng hay vô trách nhiệm. Có rất nhiều lý do cho điều đó, có thể con bạn không muốn học hoặc thế mạnh của con không phải là môn đó.

Thực tế cuộc sống cho thấy, rất nhiều những bạn học hành bình thường sau này lại trở thành người cực kỳ thành công và ngược lại.

Ca sĩ Thu Phượng từng làm mẹ đơn thân khó khăn sau ly hôn Thành Trung, giờ viên mãn bên con gái và chồng Tây