Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh chưa ý thức được những hành động của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bản thân. Chính vì thế người lớn, nhất là bố mẹ cần ở bên cạnh con, theo sát bảo vệ con tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc.
Mới đây một đoạn clip ghi lại toàn bộ sự việc bé sơ sinh gặp nạn ngay trước mắt mẹ khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng.
Theo đó trong video là cảnh người mẹ trẻ đang ngồi trên giường cùng con sơ sinh chừng 1-2 tháng tuổi. Tuy nhiên thay vì chơi cùng con người mẹ lại mải mê nhìn vào điện thoại và để bé nằm chơi một mình. Chỉ vài giây sau đó khi nghe tiếng con khóc bà mẹ mới giật mình bỏ điện thoại xuống và ôm con lên.
Thế nhưng tất cả đã quá muộn, người mẹ thấy con không ngừng khóc đã kiểm tra kĩ hơn thì phát hiện máu bắt đầu chảy ra từ khóe mắt của con sơ sinh. Mẹ bỉm khóc thét khi chứng kiến cảnh tượng này và bắt đầu hốt hoảng gọi cầu cứu người nhà và chuẩn đi bệnh viện để kiếm tra.
Người mẹ dùng điện thoại và để con nằm giường tự chơi.
Thấy con khóc lớn, bà mẹ bế lên để kiểm tra.
Mẹ bật khóc khi thấy con gặp nguy.
Cả nhà nhanh chóng cầm máu cho bé và đưa đi bệnh viện kiểm tra.
"Làm mẹ đừng bất cẩn!
Đêm qua mình bị sốc. Sau bữa tối hôm qua, ở trên giường với con, nó rất ngoan nên mình đã để nó nằm chơi một mình và chơi điện thoại, không nhìn vài giây là nguy to rồi!
Em bé tự dụi mắt, ngón tay dính vào mắt, khi nó khóc, tôi bế lên thì thấy có rất nhiều máu chảy ra từ mắt, mình sợ chết khiếp.
Sau khi được bác sĩ kiểm tra cẩn thận, trộm vía không có vấn đề gì nghiêm trọng, không thì sống không nổi mất" - dòng chú thích đi kèm video tường thuật lại vụ việc.
Được biết những người trong clip nói tiếng Trung Quốc nên nhiều người nhận định vụ việc xảy ra tại một gia đình ở nước này và clip được lan truyền như một bài học cho tất cả các bà mẹ bỉm sữa.
Phía dưới phần bình luận của một trang mạng xã hội Việt, rất nhiều bà mẹ cũng hốt hoảng theo và coi đó như một kinh nghiệm xương máu cho mình.
Trên thực tế việc bố mẹ lơ là cảnh giác, cụ thể vì mải dùng điện thoại mà quên mất việc chăm sóc con đã có rất nhiều trường hợp xảy ra, khiến trẻ nhỏ gặp nạn, thậm chí là mất mạng. Chính vì thế câu chuyện này như một lần nữa là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người.
Hóc dị vật, hóc vật nhỏ Hóc dị vật. hóc những vật có kích thước nhỏ là một trong những tai nạn phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi chơi cùng những món đồ be bé xinh xinh, bé có thể dễ dàng “tiện tay” đưa chúng vào miệng khi mẹ không để ý, nhất là những món đồ chơi có hình thù ngộ nghĩnh giống đồ ăn thực. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh để con tự “khám phá” phá những loại hạt ngũ cốc nhỏ, hạt hướng dương, hạt đậu… vì chúng cũng rất dễ khiến con bị hóc. Khi cho trẻ ăn hay cho con chơi dù ở nhà hay ở ngoài đường, cha mẹ cũng nên để ý thường xuyên quan sát và nhắc nhở con, sau nhiều lần, bé sẽ quen dần với lời nhắc của cha mẹ. Vì nếu trường hợp hóc dị vật lớn, khó lấy ra có thể nguy kịch tới tính mạng trẻ. Bỏng Chỉ một chút lơ là của cha mẹ, trẻ có thể dễ dàng bị bỏng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, ngoại hình của trẻ, thậm chí là tính mạng con nếu bỏng nặng. Trẻ nhỏ chưa thể nhận thức hết được những nguy hiểm xung quanh, trẻ có thể bị bỏng nước sôi, nước canh, bỏng do chạm vào nồi cơm khi mẹ nấu, phích nước, bàn là... hay bất kì vật nào có nhiệt độ cao trong nhà. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ tránh xa nhà bếp, nơi đun nấu. Dù bé chưa thể hiểu hết sự nguy hiểm đó, nhưng mẹ vẫn nên nhắc bé, nhiều lần được nhắc nhỏ bé sẽ dần hiểu ra và biết tránh xa những đồ vật nguy hiểm. Giật điện Ngoài việc bị bỏng nước nóng thì giật điện cũng là tai nạn khá phổ biến mà trẻ rất dễ gặp phải nếu mẹ không chú ý tới con. Nguyên nhân một phần do trẻ quá hiếu động mà mẹ làm việc gì đó giây lát mà lơ là, ít chú ý tới trẻ. Chỉ một chút đường dây điện bị hở, cha mẹ sơ ý chưa sửa chữa và trẻ nghịch vào thì sẽ bị điện giật ngay lập tức. Thậm chí, trẻ cũng có thể bị giật nhẹ nếu nghịch điện thoại khi mẹ đang sạc. Tốt nhất khi chơi cùng trẻ, mẹ nên cho con ngồi tránh xa những ổ điện quanh nhà, nói cho bé nghe ổ điện rất nguy hiểm cho con, tạo cho con thói quen tự bảo vệ mình. Cha mẹ cũng có thể sử dụng bộ nắp che ổ điện khi gia đình có trẻ nhỏ, để giữ an toàn nhất cho con trong mọi trường hợp. Đừng nghĩ rằng cứ giữ chặt con trong nhà thì bé sẽ được an toàn. Dù ở bất cứ đâu, hiểm họa vẫn luôn rình rập nếu con không được trông coi và dạy kĩ càng. Hãy nói, phân tích tác hại của rủi ro về những đồ vật, đồ chơi xung quanh để con hiểu, cũng để mọi người trong gia đình cũng đề cao cảnh giác và phần nào giúp bé tránh xa những nơi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho con. |