Mẹ có dám buông tay, khuyến khích con “Ngại gì thử thách” để trưởng thành?

Trong quan điểm nuôi con hiện đại, rất nhiều cha mẹ nhận ra rằng: Yêu con không phải là bao bọc, bảo vệ con khỏi mọi khó khăn. Tình yêu ấy là dám buông tay, để con sẵn sàng “Ngại gì thử thách”, bởi lẽ, đó là hành trang vững vàng nhất cho con vào đời.

Nhận thức và sẵn sàng đối mặt với thử thách: Hành trình trưởng thành vững vàng cho trẻ

Tiến sĩ tâm lý học Mỹ Debra Kessler từng khẳng định: "Cuộc đời của trẻ có thể bị ảnh hưởng lớn nếu như con không được nhận thức sớm về thử thách". Nhà tâm lý học Mỹ Paul G. Stoltz cũng chỉ ra rằng, AQ cần thiết không kém gì IQ, EQ. Những kết quả nghiên cứu này cho thấy, trẻ muốn trưởng thành vững vàng cần phải được đặt vào thử thách. Quá trình chinh phục khó khăn sẽ giúp trẻ khám phá được thế mạnh của bản thân.

Mẹ có dám buông tay, khuyến khích con “Ngại gì thử thách” để trưởng thành? - 1

Nhận thức sớm về thử thách ngay khi còn nhỏ là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.

Thực tế, ngay từ những năm tháng đầu đời, trẻ cần chinh phục những thử thách khác nhau để lớn khôn. Đó là nỗ lực cho bước đi đầu tiên, là cố gắng cất tiếng nói đầu đời hay vô vàn những điều mới mẻ khác… Trẻ có thể vấp ngã, có thể từng thất bại, nhưng sau tất cả, trẻ sẽ khôn lớn và bản lĩnh hơn.

Đã tới lúc, bố mẹ cần hiểu rằng, yêu thương là dám buông tay, khuyến khích con “Ngại gì thử thách”, hình thành tinh thần sẵn sàng đối mặt khó khăn và từng bước trưởng thành. Đây là tư duy và phương pháp nuôi con hiện đại của các bà mẹ thông thái ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Rèn tinh thần chinh phục thử thách cho trẻ từ chính những trò chơi vận động mỗi ngày

Để có tinh thần “Ngại gì thử thách”, cần phải rèn tính kiên trì. Trẻ nhỏ ham khám phá, yêu thích cái mới nhưng hiếu động, dễ chán, dễ mất tập trung. Vì vậy, cần phải tạo ra một môi trường, một sân chơi mà ở đó trẻ cảm thấy bị cuốn hút, nuôi dưỡng tinh thần bền bỉ, thích chinh phục thử thách.

Là thương hiệu đồng hành cùng quá trình phát triển của trẻ, với gần 150 năm hoạt động trên thế giới và 25 năm tại Việt Nam, Cô gái Hà Lan thấu hiểu tâm lý của trẻ và ước mong của cha mẹ. Cô gái Hà Lan xác định, xây dựng tinh thần không ngại thử thách ngay từ nhỏ cần phải lồng ghép các hoạt động mang tính thử thách vào trò chơi vận động thể chất hàng ngày.

Từ mục đích đó, Cô gái Hà Lan tạo ra những sân chơi cho trẻ ngay tại các trường học. Đây được xem là bước đệm để trẻ tôi luyện và hình thành một ý chí “Ngại gì thử thách” trong mọi hoàn cảnh.

Ngỡ ngàng trước những sân chơi “Ngại gì thử thách” và Vũ điệu uống sữa của Cô Gái Hà Lan

Những sân chơi “Ngại gì thử thách” của Cô Gái Hà Lan đặt ngay tại trường học, với hàng loạt trò vận động liên hoàn được thiết kế khoa học, gợi liên tưởng tới những sân chơi hiện đại nước ngoài. Không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên, các trò chơi đều được tính toán để tăng sự thích thú, yêu thích ở trẻ nhỏ. Cô gái Hà Lan còn bố trí Góc dinh dưỡng giúp các học sinh định kỳ theo dõi thể chất, từ đó được tư vấn và chia sẻ kiến thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng.

Mẹ có dám buông tay, khuyến khích con “Ngại gì thử thách” để trưởng thành? - 2

Sân chơi hiện đại của Cô Gái Hà Lan không chỉ tạo ra không gian vận động mà còn giúp hình thành sự tự tin, dũng cảm cho trẻ.

Muốn có tinh thần tốt thì thể chất cũng phải đủ năng lượng. Cô gái Hà Lan tạo ra một “Vũ điệu uống sữa” vô cùng đáng yêu, để trẻ coi việc uống sữa không phải “nghĩa vụ” mà là một “phần thưởng ngọt ngào”.

Bằng ca từ nhẹ nhàng, hồn nhiên nhưng cũng đầy ý nghĩa, giai điệu nhí nhảnh, tươi vui: “Dù rằng ta vẫn hay gục ngã, trở ngại ta vẫn luôn cố gắng”, “Hằng ngày ta uống sữa, sáng uống thêm 1 hộp, trưa uống thêm 1 hộp, ta lớn cao khỏe mạnh hơn!”, Vũ điệu uống sữa khiến các bạn nhỏ tìm thấy niềm yêu thích trong việc tận hưởng sữa mỗi ngày.

Giai điệu rộn ràng, động tác dễ thuộc dễ nhớ khiến các bạn nhỏ rất thích thú. Trẻ có thể cùng hát, cùng múa với những người bạn của mình và thưởng thức sữa một cách đầy hứng thú.

Vận động trở nên thật dễ dàng với các bé vì đã có Vũ điệu uống sữa của Cô Gái Hà Lan.

Mẹ có dám buông tay, khuyến khích con “Ngại gì thử thách” để trưởng thành? - 3

Mẹ có dám buông tay, khuyến khích con “Ngại gì thử thách” để trưởng thành? - 4

“Hằng ngày em uống sữa, sáng một hộp, trưa uống thêm một hộp, tối uống thêm một hộp…”, ca từ đơn giản vậy thôi đã giúp các bé dễ dàng ghi nhớ việc uống sữa 3 lần mỗi ngày!

Mẹ có dám buông tay, khuyến khích con “Ngại gì thử thách” để trưởng thành? - 5

Động tác dễ nhớ và giai điệu vui nhộn của vũ điệu uống sữa giúp các em yêu thích vận động hơn.

Cô Gái Hà Lan là thương hiệu đầu tiên đề cập tới tinh thần “Ngại gì thử thách” và thể hiện xuyên suốt trong chương trình “Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội” hợp tác cùng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục & Đào Tạo với tổng đầu tư lên tới 55 tỷ trong 5 năm (11 tỷ trong 2020 – 2021). Thương hiệu này đã, đang và sẽ xây dựng triển khai các sân chơi và hoạt động ngoại khóa cho hơn 1.500.000 em học sinh tại 1.500 trường tiểu học trên toàn quốc.

Cùng với sự đồng hành của Cô Gái Hà Lan, các ông bố bà mẹ Việt có thể cùng con tự tin hơn trên hành trình xây dựng nền tảng thể chất khỏe mạnh, tôi luyện tinh thần “ngại gì thử thách”.

Mẹ có dám buông tay, khuyến khích con “Ngại gì thử thách” để trưởng thành? - 6

“Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội” là chương trình hợp tác chiến lược dài hạn được ký giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam và Nhãn hàng Sữa Cô gái Hà Lan với tổng đầu tư 55 tỷ đồng. Với chương trình này:

- Cô Gái Hà Lan sẽ xây dụng 1.250 góc dinh dưỡng nhằm cung cấp kiến thức về chế độ dinh dưỡng cân bằng, theo dõi tiến độ phát triển chiều cao cân nặng cho 1.250.000 học sinh tại 1.250 trường tiểu học trên toàn quốc.

- Xây dựng ít nhất 65 sân chơi vận động đạt chuẩn và trao tặng cho các trường có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.

- Triển khai hoạt động ngoại khóa cho hơn 1.500.000 học sinh tiểu học nhằm hình thành thói quen dinh dưỡng tích cực cho trẻ thông qua các hoạt động tương tác, trải nghiệm thực tế “vừa học, vừa chơi” trong thời gian sinh hoạt đầu tuần hoặc giờ ra chơi tại 1.500 trường tiểu học trên toàn quốc.

(thoidaiplus.giadinh.net.vn).