Vào mùa tựu trường, cảnh tượng trẻ được bố mẹ đưa tới lớp, gào khóc không chịu đi học, tiếng năn nỉ “về nhà đi”không phải là hiếm gặp. Nếu gia đình nào đó có con không khóc, tự tin đến lớp thì đó hẳn là một sự hãnh diện và nhàn nhã đối với bố mẹ.
Năm ngoái, có một người mẹ đã kể rằng, con mình lần đầu tiên đi học mẫu giáo không hề than khóc. Gia đình đó cũng đã chuẩn bị tâm lý cho việc bước vào cuộc chiến khi mà con bắt đầu đi học. Thế nhưng đứa trẻ không hề khóc, đến trường một cách thản nhiên, bình tĩnh khi chia tay mẹ vào lớp.
Lúc đó, những người hàng xóm đã không ngớt lời khen ngợi đứa trẻ quá ngoan ngoãn. Nhưng rồi sau này, có người đã nói rằng, việc trẻ lần đầu đi học nhưng không hề khóc khi rời xa vòng tay bố mẹ không hẳn là một điều tốt. Thoạt nghe có thể thấy phi lý nhưng khi phân tích ra, điều này thực sự có ý nghĩa.
Việc trẻ lần đầu đi học nhưng không hề khóc khi rời xa vòng tay bố mẹ không hẳn là một điều tốt. Thoạt nghe có thể thấy phi lý nhưng khi phân tích ra, điều này thực sự có ý nghĩa. (Ảnh minh họa)
Trẻ không khóc trong ngày đầu tiên đến trường không hẳn đã tốt, vì sao?
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng những đứa trẻ mới đi học mẫu giáo, lần đầu rời xa cha mẹ, bắt đầu cuộc sống tập thể, ở một môi trường xa lạ, không sợ hãi, không lo lắng, hồi hộp chứng tỏ đó là đứa trẻ dũng cảm, tự lập và đáng được khen ngợi. Tuy nhiên đằng sau đó có thể là một câu chuyện phải suy ngẫm.
Nhà tâm lý học người Anh John Babil đã nói rằng, sự gắn bó nảy sinh từ tương tác giữa trẻ nhỏ và người chăm sóc, là sự kết nối về mặt tình cảm. Trong những năm đầu đời, trẻ hầu như chỉ gắn chặt lấy bố mẹ hoặc ông bà, nhận sự quan tâm, chăm sóc từ những người thân ấy nên lẽ ra phải có sự gắn bó mật với gia đình của mình. Nếu đứa trẻ bắt đầu rời xa vòng tay bố mẹ, ông bà nhưng không hề sợ hãi hay khóc mếu, chứng tỏ chúng không cảm thấy “thiếu”, chứng tỏ sự gắn bó trước đó của trẻ với người thân không nhiều. Nghĩa là dù có họ hay không có họ cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới trẻ. Điều này rõ ràng không tốt cho trẻ, trẻ thiếu đi cảm xúc và nó có thể ảnh hưởng ngay cả đến khi trẻ trưởng thành.
Cần hiểu vì sao trẻ lại khóc khi bắt đầu đi học
Khóc là kênh để trẻ em giải tỏa cảm xúc, điều này không hề xấu. Khi thấy trẻ khóc ở nhà trẻ, cha mẹ đừng nên chỉ trích hay mắng mỏ trẻ bằng cảm xúc chủ quan của mình. Tại sao trẻ lại khóc ở nhà trẻ, liệu có phải chỉ vì quá gắn bó với gia đình, chưa thể chấp nhận được việc rời xa cha mẹ trong một khoảng thời gian? Thực ra, còn nhiều lý do hơn thế:
Trẻ bắt đầu đi học, rời xa vòng tay của bố mẹ, người thân, phản ứng khóc cho thấy bé cảm nhận được sự gắn kết gia đình và lo lắng khi phải rời xa những người yêu thương, chăm sóc mình suốt 1 thời gian dài (Ảnh minh họa)
Khả năng thích ứng với môi trường của trẻ còn yếu, cần phải có thời gian thích nghi: Một số trẻ khó chịu, lo lắng khi đi học mẫu giáo nhưng cùng với thời gian trẻ sẽ quen dần, hòa nhập với mọi người xung quanh, chơi ngoan, không quấy khóc hay gây ồ ào… Điều này chứng tỏ là trẻ có khả năng thích nghi với môi trường mới rất tốt. Nhưng nếu trẻ đi học mà không muốn chơi với ai, không quan tâm đến cô giáo, chỉ lặng lẽ một mình, điều này mới thực sự cho thấy trẻ thích ứng kém, không thể hòa nhập với môi trường xung quanh.
Trẻ không kìm được nước mắt là vì bị “lan truyền” bởi các bạn xung quanh: Hiện tượng này thường xảy ra ở các trường mầm non. Đa số các bé chơi ngoan dưới sự hướng dẫn của cô giáo nhưng chỉ cần có 1 bạn khóc, đòi mẹ là cả nhóm sẽ cùng… “làm loạn”, cùng khóc. Cảm xúc của trẻ dễ bị ảnh hưởng như vậy.
Trẻ đang trong thời kỳ gắn bó với gia đình, không muốn rời xa người thân: một số trẻ em hầu như không rời khỏi gia đình nửa bước kể từ khi sinh ra cho tới lúc chuẩn bị đi học. Trong trường hợp này, trẻ có sự phụ thuộc và tin tưởng mạnh mẽ vào gia đình nhiều hơn, việc đột ngột được trẻ gửi đi nhà trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng vì tâm lý chia xa. Do đó trẻ sẽ khóc.
Cha mẹ nên làm gì nếu không muốn con khóc nhiều ở trường mẫu giáo?
Về cơ bản, bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần một giai đoạn thích nghi khi đi nhà trẻ, việc quấy khóc sẽ diễn ra nhưng theo thời gian sẽ đỡ. Tuy nhiên, việc trẻ quấy khóc quá nhiều cũng là vấn đề đáng lo ngại. Trẻ có thể bị căng thẳng thần kinh dẫn đến trầm cảm, không ăn được… Nếu muốn con không quấy khóc quá nhiều ở trường, trước đó, bố mẹ cần làm những điều sau:
Trẻ không hề khóc khi đi mẫu giáo lần đầu có thể thấy sự gắn kết của bé với người thân trước đó là không đủ mạnh mẽ (Ảnh minh họa)
Xây dựng tâm lý cho trẻ trước khi đi học, để trẻ có niềm khao khát đến trường: Trước khi trẻ đến lớp, cha mẹ hãy nói với con rằng, lớn lên con có thể đi nhà trẻ, ở đó, con được kết bạn với nhiều bạn, được cô giáo yêu thương… Hãy kể cho con nghe những điều tuyệt vời mà ở nhà với bố mẹ, ông bà con sẽ không có được. Đến trường con sẽ được chơi trò chơi, tham gia nhiều hoạt động… Những điều này sẽ kích thích khao khát được đến trường của trẻ, khi bắt đầu đi học trẻ sẽ thấy thích thú thay vì sợ hãi.
- Cho con làm quen trước với trường mẫu giáo: Phần lớn sự phản kháng của trẻ đến nhà trẻ xuất phát từ việc chưa quen với môi trường nhà trẻ. Hiện nay nhiều trường mầm non sẽ mở cửa trước vài ngày trước khi chính thức khai giảng, phụ huynh có điều kiện có thể đưa con đến nhà trẻ vài lần, làm quen với môi trường nhà trẻ, cho con biết con sống trong môi trường như thế nào.
- Điều chỉnh thói quen ngủ, nghỉ, ăn uống của trẻ theo lịch ở nhà trường: Thời gian ăn, ngủ, chơi của trẻ ở trường khác với ở nhà. Sau khi chọn được trường mẫu giáo, cha mẹ có thể hỏi trước về lịch của nhà trường để ở nhà tập dần cho con, điều chỉnh sao cho phù hợp với thời gian biểu ở trường. Ví dụ, nếu trước đó trẻ không có thói quen ngủ trưa, bố mẹ nên tập dần cho con vì ở trường luôn có thời gian nghỉ này. Nhờ những bước chuẩn bị tốt ở nhà mà trẻ sẽ nhanh chóng hòa nhập hơn.