Trong ba tháng đầu đời, đặc biệt là trong 6 tuần đầu tiên, “nhiệm vụ” chính của trẻ chỉ xoay quanh những việc như bú sữa, ngủ, tiêu tiểu…và khóc. Đặc biệt, việc khóc la thường xuyên của trẻ chính là ngôn ngữ duy nhất nhằm chia sẻ với bố mẹ về nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mình (cảm thấy thoải mái, dễ chịu hay đau nhức trong người). Trẻ khóc nhiều và liên tục thường khiến bố mẹ cảm thấy căng thẳng, không biết rằng liệu cách thức mình đang áp dụng cho con có đúng hay chưa. Tuy nhiên bố mẹ đừng quá lo lắng, chúng ta chỉ cần bình tĩnh quan sát là sẽ nắm được vấn đề mà trẻ đang muốn truyền tải.
Khi đói, trẻ sẽ bắt đầu liếm môi và rúc đầu vào người mẹ tìm ti hoặc bình sữa, nếu chưa thể tìm thấy ngay lúc đó thì đương nhiên trẻ sẽ òa khóc. Tuy nhiên khi đã tìm thấy ti mẹ hoặc bình sữa rồi thì trẻ sẽ bắt đầu tập trung bí sữa, nuốt sữa ừng ực và quên đi chuyện la hét. Đa phần các trẻ ngay khi được bú no thỏa cơn đói rồi sẽ tự nhả ti mẹ hoặc núm vú giả, vẻ mặt của trẻ lúc này cũng sẽ giãn ra thoải mái hơn.
Việc nhận biết trẻ khi đói thông qua tiếng khóc có thể xem là dễ nhất. Mẹ cần lưu ý không cho trẻ bú quá no sẽ đầy bụng khó chịu, mỗi lần bú nên cách ngau 2-3 giờ đồng hồ. Khi trẻ quá no và đầy bụng thì trẻ cũng sẽ cất tiếng khóc cao vút liên hồi. Lúc này mẹ chú ý trẻ sẽ gồng cả người lên, hai tay bắt đầu nắm chặt lại. Mẹ hãy chụm tay lại vỗ nhẹ vào lưng trẻ từ phía dưới dần lên cho đến khi trẻ ợ hơi được thì cho trẻ nằm xuống.
Hãy nhìn những dấu hiệu khi khóc của trẻ để giải mã những nhu cầu cần thiết.
Khi buồn ngủ, trẻ sẽ dụi mắt, ngáp, mắt nhìn vô hồn vào một điểm bất kỳ, tỏ thái độ lơ là với những cử chỉ âu yếm, vuốt ve của mẹ. Thường thì các trẻ khi buồn ngủ sẽ tự khắc chìm vào giấc ngủ và không quấy khóc lâu vì thực sự lúc này trẻ cũng không còn sức quấy mẹ nữa. Tuy nhiên trường hợp không gian có quá nhiều tiếng ồn khiến trẻ không dễ dàng chợp mắt được thì chắc chắn lúc này trẻ sẽ khóc to để thông báo cho mẹ biết, hãy lưu ý nhé!
Ngoài ra, khoảng 6-8 tuần tuổi, một số trẻ thường khóc lớn và kéo dài trong khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, vào một khung giờ cố định trong ngày, thường là buổi xế chiều – đây là hội chứng khóc dạ đề. Vấn đề này không phải là bệnh và sẽ tự hết khi trẻ lớn hơn (khoảng tầm hơn 3 tháng tuổi).
Có một vấn đề thường gặp khiến trẻ dễ quấy khóc chính là vấn đề liên quan đến tã. Bởi lẽ da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm nên bất kỳ vật dụng nào áp vào da trẻ nếu không tạo cảm giác thoải mái, trẻ tức khắc sẽ có phản ứng với chúng. Dùng tã dán dành cho trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ tiết kiệm được thời gian chăm sóc con, nhưng cần lưu ý chọn loại phù hợp với trẻ. Khi chọn tã cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý những yếu tố sau để có thể chọn loại phù hợp nhất.
Trước tiên, do da trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, khi lựa chọn tã cho con, mẹ cần chú ý độ mềm mại của bề mặt để không gây xước, kích ứng da con. Hãy lựa chọn các loại tã sơ sinh có bề mặt bằng Cotton-Soft, loại vải này vô cùng mềm mại và thân thiện nhất đối với trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ lưu ý lựa chọn tã sơ sinh có bổ sung thêm Vitamin E lên bề mặt, loại kem này sẽ giúp tăng thêm độ mềm của tã, đồng thời hỗ trợ chống hăm hiệu quả.
Đồng thời, tã sơ sinh cần thấm hút tốt. Do trẻ sơ sinh chỉ nằm yên một chỗ, do vậy tã thấm hút tốt sẽ giúp cho trẻ khô thoáng, thoải mái ăn ngon ngủ ngon, vui chơi cùng với bố mẹ. Tã sơ sinh được áp dụng công nghệ bề mặt hiện đại Rãnh thấm Kim cương với 4.000 lỗ thấm hút sẽ tăng khả năng thấm hút hơn, chất tiêu bẩn dễ dàng thấm nhanh, dàn đều theo các rãnh thấm và ngăn cho chất bẩn thấm ngược trở lại, mang đến cho trẻ cảm giác khô thoáng hoàn toàn, ngừa hăm hiệu quả.
Ngoài ra, một điểm quan trọng mẹ cần chú ý khi lựa chọn người bạn đồng hành cho con chính là thiết kế vừa vặn với cơ thể nhỏ nhắn. Bởi lẽ tã quá rộng sẽ dễ gây ra tình trạng tràn chất tiêu bẩn, làm con ẩm ướt khó chịu, ngược lại tã quá chật sẽ tăng nguy cơ trẻ bị hằm bí, nóng ẩm, kích ứng da. Tã dán sơ sinh với thiết kế ôm vừa vặn với cơ thể trẻ ở vùng bụng, hông và đùi trẻ là sự lựa chọn phù hợp dành cho thiên thần nhỏ.
Tã dán sơ sinh Bobby có thiết kế rãnh rốn Oheso hạn chế rốn trẻ sơ sinh tiếp xúc với chất bẩn.
Bên cạnh đó, trẻ còn có những vấn đề khác liên quan đến sức khỏe bên trong khiến cho tình trạng quấy khóc diễn ra thường xuyên, mẹ cần theo dõi và mang trẻ đi thăm khám bác sĩ nếu thấy trẻ có những triệu chứng khóc tím tái mặt mày, nóng sốt.v.v..
Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo
Phòng Khám Nhi Happy Baby