Không ít bà mẹ phải sử dụng tới thuốc giảm đau để giảm bớt sự đau đớn khi chuyển dạ, sinh con và dễ phải khâu tầng sinh môn sau khi sinh. Ấy vậy mà bà mẹ người Anh này lại chẳng cần dùng tới loại thuốc đó, thậm chí sinh con ngay tại nhà và cô cũng không cần phải khâu tầng sinh môn sau khi “vượt cạn”. May mắn thay, mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ và cô đã có một trải nghiệm “tuyệt vời”.
Bà mẹ này đã sinh thường ngay tại nhà mà chẳng cần dùng tới thuốc giảm đau.
Bà mẹ này tên là Ayshah Maton (34 tuổi, sống ở Buckinghamshire). Ngày 12/3, chị chuyển dạ nhưng do đã có kinh nghiệm từ 3 lần sinh nở trước nên lần này chị không còn lo lắng và quyết định sinh con ngay tại nhà.
Cô đã dành phần lớn thời gian chuyển dạ trong một bể sinh, nhưng cuối cùng đứa trẻ lại chào đời trên sàn nhà trong phòng khách trước sự choáng váng của chồng cô và 2 nữ hộ sinh. Đó là một bé gái, nặng tới 5.46kg và được đặt tên là Eloise.
Maton đang chuyển dạ trong một bể sinh.
“Đó là một ca sinh nở tuyệt vời. Một trải nghiệm thật sự có ý nghĩa. Trước đó tôi đã sinh con 3 lần nên tôi hiểu cơ thể của mình, nhưng đây là lần tại nhà đầu tiên của tôi. Cảm giác thật thoải mái khi tôi ở trong một môi trường an toàn và quen thuộc, thay vì ở bệnh viện. Đã thế, tôi còn được ăn món mình yêu thích và nằm trên chiếc giường thân thuộc”, Maton kể lại quá trình sinh nở của mình.
Bà mẹ 4 con cho biết, mặc dù cân nặng của Eloise gấp đôi mức trung bình của trẻ sơ sinh cả nước, nhưng cô không lo lắng vì việc này. Cô biết mình sẽ sinh ra một cô con gái bụ bẫm, bởi lẽ ngoại trừ con trai đầu Ethan (7 tuổi) chào đời với cân nặng bình thường ra thì 2 con trai còn lại là Hugo (5 tuổi) và Cooper (3 tuổi) đã chào đời lần lượt nặng 5,01kg và 5,04kg.
Maton bên cạnh chồng của mình.
“Tôi không biết tại sao nhưng các con của chúng tôi đều rất bụ bẫm khi chào đời. Tôi đã mong đợi Eloise nặng 4.9kg, nhưng con bé đã làm chúng tôi ngạc nhiên một chút khi cân nặng lúc chào đời còn nặng hơn cả các anh”, sản phụ chia sẻ.
Mặc dù Eloise có cân nặng lớn nhất nhưng quá trình “vượt cạn” này của Maton lại cuộc “vượt cạn” tốn nhiều thời gian nhất. Đây là ca sinh nở ngắn thứ 2 của cô, chỉ dài hơn khoảng 15 phút so với lúc cô sinh con thứ 3.
Bé Eloise nặng tới 5.46kg.
Bà mẹ này cũng cho biết, chỉ 1-2 ngày sau khi sinh, cô đã có thể tự đi lại và gần như trở lại bình thường, thỉnh thoảng chỉ hơi đau một chút. Hiện tại bé Eloise rất khỏe mạnh, dù mới 3 tháng tuổi nhưng bé đã mặc đồ của đứa trẻ 6 tháng tuổi.
Những nguy hiểm khi sinh con tại nhà Bà mẹ trên đã may mắn đỡ đẻ tại nhà thành công nhưng ngoài trường hợp bất khả kháng, hành động này hoàn toàn không được khuyến khích vì tự sinh tại nhà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Đối với mẹ: - Mẹ sinh khó do ngôi thai ngược, tràng hoa cuốn cổ thai nhi hay nhau tiền đạo. Sinh khó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí là tử vong. - Băng huyết sau sinh không được xử lý kịp thời. - Nguy cơ cao bị sa sinh dục do không được cắt khâu tầng sinh môn dẫn đến nhiễm trùng cơ quan sinh dục. Đối với bé: - Bị ngạt thở vì không có bình oxy, dụng cụ hút đàm nhớt - Nguy cơ cao bị nhiễm trùng khi nhau thai hoại tử. - Nguy cơ tử vong cao nếu trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh mà khi khám thai có thể không phát hiện ra. - Bị chấn thương do mẹ khó sinh. - Nguy cơ nhiễm trùng do các dụng cụ đỡ đẻ không được vô trùng. |