Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt

Người mẹ thấy hành động của cậu con trai lớn đối với em trai của mình mà không nén được nổi xúc động, vừa buồn cười vừa thương.

Mối quan hệ giữa anh chị em trong nhà là sợi dây gắn kết tình cảm gia đình bền chặt nhất. Là bố mẹ, ai cũng đều mong muốn các con của mình hoà thuận, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Nhưng trên thực tế, đối với những gia đình có từ 2 con trở lên, sẽ rất khó tránh khỏi những tình huống anh chị em nảy sinh xung đột, mất đoàn kết. Đó là lý do mà sự hoà thuận giữa anh chị em trong gia đình, trở thành mục tiêu mà nhiều bậc bố mẹ quan tâm.

Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc đồng loạt chia sẻ rộng rãi những hình ảnh của một cậu bé 4 tuổi có những hành động cực kỳ đáng yêu, đối với em trai của mình trong lúc mẹ vắng nhà. Ai nhìn vào cũng đều khen ngợi sự hiểu chuyện và độ "già" trước tuổi của nhóc tỳ, dù còn nhỏ nhưng lại rất ra dáng anh trai kiểu mẫu mà nhiều gia đình, bố mẹ mong muốn.

Được biết hình ảnh và câu chuyện đáng yêu này được chính mẹ ruột của cậu bé chia sẻ trên trang cá nhân. Cụ thể, bà mẹ với tài khoản Tiểu Liên cho biết, khoảng giữa trưa ngày hôm qua, chị có xuống khu chợ gần nhà để mua một chút thực phẩm chuẩn bị cho giờ cơm trưa. Thế là chỉ có 2 cậu con trai ở nhà, và chị Tiểu Liên đã dặn dò anh trai 4 tuổi giúp mẹ trông nom em cẩn thận. Sau khi sắp xếp mọi việc chu toàn, chị Tiểu Liên nhanh chóng ra khỏi nhà và hứa với con trai lớn sẽ trở về trong vòng 15 phút.

Đúng 15 phút, chị Tiểu Liên đã vội vã quay về nhà vì không an tâm. Tuy nhiên thì khác hẳn với những gì mẹ lo lắng, vừa vào đến cửa, chị Tiểu Liên tận mắt chứng kiến hành động của cậu con trai lớn làm với em trai mà không kìm nén được sự xúc động, vừa buồn cười vừa thương. Bởi chị không nghĩ rằng, cậu con trai 4 tuổi lại hiểu chuyện và ngoan ngoãn như thế.

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 1

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 2

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 3

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 4

Nhìn cảnh anh trai 4 tuổi chăm em khi mẹ vắng nhà mà ai cũng "cười té ghế".

Trong lúc mẹ vắng nhà, cậu bé đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ chăm sóc em trai mà mẹ đã giao cho mình. Thấy em trai khóc vì khát nước, cậu bé đã cẩn thận đến kệ tủ, dùng muỗng múc từng thìa nước, rồi sau đó cẩn thận mang đến chỗ giường em trai đang nằm để đút cho em. Nhìn biểu cảm hết sức tập trung, chăm chú vì sợ làm đổ nước của cậu anh trai mà ai nấy cũng "cười chảy nước mắt", trông vừa hài hước lại vừa đáng yêu không gì cưỡng nổi.

Trước việc làm của con trai nhỏ, chị Tiểu Liên đã bày tỏ sự xúc động và niềm tự hào khi có thể nuôi dạy được một đứa trẻ ngoan ngoãn như thế. Hơn nữa, chứng kiến cảnh tượng này, chị Tiểu Liên cũng rất hài lòng vì các con của mình biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Điều mà bất kỳ gia đình đông con nào cũng mong muốn.

Khi câu chuyện này được chia sẻ, nhiều ông bố bà mẹ đã không ngớt dành lời khen cho cậu con trai của chị Tiểu Liên, hỏi chị về bí quyết nuôi dạy con, một số bình luận như "Ôi! anh trai quốc dân đây rồi", "Hai anh em đáng yêu quá, thương nhau như thế thì bố mẹ chắc đã nuôi dạy các con rất tốt", "Sao các bé nhà mình không được như vậy nhỉ, suốt ngày toàn so bì, tị nạnh nhau", "Mẹ dạy con khéo quá, có thể chia sẻ bí quyết giúp các con hoà thuận như thế này không?"...

Trên thực tế, theo các chuyên gia giáo dục và tâm lý, mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nhận thức, hình thành nhân cách và tâm lý lành mạnh của trẻ. Việc xây dựng một gia đình hoà thuận, yêu thương sẽ tạo nên môi trường tốt để các con trưởng thành. Vậy nên, đây là một điều quan trọng, và cần được các bậc phụ huynh quan tâm, hỗ trợ xây dựng cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay từ khi các con còn nhỏ.

Một số phương pháp giúp thiết lập mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình mà những ông bố bà mẹ có thể tham khảo:

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 5

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 6

Tạo một môi trường yêu thương và hỗ trợ

Việc tạo ra không gian gia đình, nơi mà mọi thành viên đều cảm thấy an toàn và được yêu thương, tôn trọng là điều vô cùng cần thiết. Bởi trong một môi trường gia đình lành mạnh như thế, bố mẹ có thể khuyến khích việc chia sẻ, lắng nghe và hiểu nhau giữa bố mẹ và con cái, cũng như giữa các con với nhau.

Tạo cơ hội cho anh chị em thể hiện cảm xúc của mình mà không sợ bị phê phán hay bị trách móc, bằng cách tạo một môi trường yêu thương, anh chị em có thể cảm nhận được sự ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau.

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 7

Khám phá và thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm

Tôn trọng ý kiến và quyền riêng tư của nhau là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ anh chị em tốt đẹp, bền vững trong mỗi gia đình. Đó là lý do mà bố mẹ nên dạy cho các con cách tôn trọng và lắng nghe nhau.

Bên cạnh đó, bố mẹ hãy khuyến khích các anh chị em trong nhà chia sẻ niềm vui và khó khăn, đồng thời đồng cảm với nhau ở mọi tình huống trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Điều này sẽ giúp tạo ra sự kết nối và sự hiểu biết sâu sắc giữa các con.

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 8

Khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ

Bố mẹ có thể tạo cơ hội cho anh chị em trong nhà làm việc cùng nhau, chia sẻ trách nhiệm và hoạt động nhóm. Bằng cách giao cho các con những nhiệm vụ chung như dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn, hoặc chơi những trò chơi cần đến sự hợp tác, trò chơi đồng đội,... 

Như vậy có thể khuyến khích sự hợp tác và sự đồng lòng trong mối quan hệ giữa các anh chị em. Đồng thời, việc chia sẻ những niềm vui, khó khăn và thành công cũng giúp tăng cường sự gắn kết giữa các con.

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 9

Tránh so sánh và tạo sự công bằng

Bố mẹ cần đảm bảo rằng, mỗi đứa con đều được đối xử một cách công bằng và được đánh giá dựa trên đặc tính cá nhân. Tránh việc bố mẹ có sự so sánh giữa các con với nhau, vì điều này có thể gây ra sự cạnh tranh, ghen tỵ và thậm chí là hình thành cảm giác bất công cho trẻ.

Thay vào đó, bố mẹ nên biết cách thể hiện sự tôn trọng và đánh giá những đặc điểm riêng biệt, thế mạnh của từng con, đồng thời khuyến khích sự phát triển cá nhân của mỗi đứa trẻ.

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 10

Giải quyết mâu thuẫn và xung đột một cách xây dựng

Trong quá trình lớn lên, anh chị em cùng sống chung dưới một mái nhà chắc chắn sẽ đối mặt với một số mâu thuẫn và xung đột. Bố mẹ nên giúp các con giải quyết mâu thuẫn bằng cách khuyến khích trẻ giữ bình tĩnh, cùng ngồi xuống để thảo luận và tìm hiểu quan điểm của nhau.

Bố mẹ cần dạy cho các con cách thể hiện ý kiến cá nhân một cách lịch sự và tôn trọng, đồng thời khuyến khích trẻ tìm kiếm các giải pháp xử lý tình huống bất hoà dựa trên tinh thần cùng nhau xây dựng.

Mẹ ra ngoài nhờ anh trai 4 tuổi trông em, vừa về đến nhà nhìn thấy hành động của con trai mà rơi nước mắt - 11

Xây dựng thời gian chung và tạo kỷ niệm

Thời gian chung là cơ hội rất tốt để anh chị em trong nhà tương tác, và tạo dựng mối quan hệ gắn kết. Bố mẹ hãy thường xuyên lên kế hoạch cho những hoạt động gia đình như chơi game, đi dạo, xem phim, tổ chức buổi gặp mặt hàng tuần, đi du lịch, bữa cơm sum họp hoặc tham gia các hoạt động thể thao.

Qua những hoạt động này, các con có thể chia sẻ niềm vui, xây dựng kỷ niệm và tạo ra những mối liên kết đáng quý với nhau, và với cả bố mẹ.

Con biểu diễn văn nghệ ở trường, bố mẹ háo hức đi xem rồi ngã ngửa khi nhìn thấy bé trên sân khấu