"Nếu con chết, mẹ có buồn không?", nghe con hỏi mẹ lập tức tới trường kiện thầy giáo

Qua màn hình camera giám sát, người mẹ thực sự choáng váng vì những gì con đã trải qua.

Bất kì bậc phụ huynh nào khi gửi con em tới trường đều mong muốn nơi đây không chỉ là nơi cung cấp kiến thức cho con bước vào đời mà còn là ngôi nhà thứ hai, dạy dỗ, che chở và bảo ban con. Nhưng mọi thứ không phải lúc nào cũng như mong muốn và điều đó cũng đã không xảy ra với cậu bé có tên Dương Dương (Trung Quốc).

Dương Dương hơn 6 tuổi là học sinh một trường cấp 1 ở Thiểm Tây. Chị Huang - mẹ của Dương Dương kể rằng con trai thường xuyên nói với chị rằng nó đã bị đánh nhưng chị không quan tâm nhiều điều đó. Cho đến một ngày nọ cậu con trai đi học về và nói với mẹ rằng "Mẹ ơi, nếu một ngày con chết, mẹ có buồn không?".

Chị Huang vô cùng choáng váng với câu nói của con trai nên gặng hỏi thêm, đứa trẻ tiết lộ "Bàn tay to lớn của thầy đánh vào mặt khiến con choáng váng".

Sau câu nói ấy của con trai, chị Huang đã tìm đến trường của con để yêu cầu được làm rõ nhưng ai nấy đều phủ nhận lời nói của cậu bé là không đúng sự thật. Chị Huang yêu cầu được xem camera giám sát của lớp học thì sự thật đã được phanh phui thực sự. "Tôi tức đến mức chân tay run lên. Người lớn như tôi chắc chắn cũng không thể chịu đựng được môi trường học ngày hơn 1 tháng, không biết làm sao con trai tôi có thể sống sót được. Tôi thật vô tâm khi đã không quan tâm đến con ngay từ đầu".

amp;#34;Nếu con chết, mẹ có buồn không?amp;#34;, nghe con hỏi mẹ lập tức tới trường kiện thầy giáo - 1

amp;#34;Nếu con chết, mẹ có buồn không?amp;#34;, nghe con hỏi mẹ lập tức tới trường kiện thầy giáo - 2

amp;#34;Nếu con chết, mẹ có buồn không?amp;#34;, nghe con hỏi mẹ lập tức tới trường kiện thầy giáo - 3

Những gì trong đoạn video cho thấy Dương Dương đã bị bạo lực suốt khoảng thời gian dài bởi người thầy giáo tên He ở lớp học. Cậu bé thường xuyên bị thầy dùng roi đánh, kéo tai, bóp cổ và tát mạnh vào mặt.

Dương Dương đã nhiều lần nói với mẹ rằng không muốn đi học nữa và cuối cùng, chị Huang cũng biết được lý do nên nhanh chóng muốn tìm cách chuyển con sang trường mới càng sớm càng tốt.

Ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều bận rộn với công việc và ít có thời gian chăm sóc con cái, thậm chí là đồng hành cùng sự trưởng thành của con. Giống như Dương Dương đã nhiều lần nói với mẹ rằng cậu bé luôn bị đánh nhưng mẹ lại không quan tâm.

Nếu cô Huang dành thời gian trao đổi với con và xử lý kịp thời khi Dương Dương lần đầu kể cho cô nghe chuyện này, liệu Dương Dương có bị tâm lý nghĩ đến cái chết và sợ đến trường không?

Thực tế hiện nay nhiều bậc cha mẹ cũng nhận thức được vấn đề này nhưng không thể dành nhiều thời gian cho con. Vì thế dù bạn bận rộn đến đâu thì cũng nên dành ít phút cùng con làm 6 điều này, bạn sẽ biết được tình hình hiện tại cuộc sống của con đang như thế nào.

amp;#34;Nếu con chết, mẹ có buồn không?amp;#34;, nghe con hỏi mẹ lập tức tới trường kiện thầy giáo - 4

Lắng nghe con nói

Cuộc sống và suy nghĩ của trẻ em hoàn toàn khác với người lớn, những điều tầm thường khiến cha mẹ nhàm chán và không đáng nhắc tới lại có thể mới lạ và thú vị đối với trẻ.

Vì vậy, khi trẻ kể với bạn, bạn nên im lặng lắng nghe và phản hồi kịp thời, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bạn có liên quan đến cuộc sống của trẻ.

amp;#34;Nếu con chết, mẹ có buồn không?amp;#34;, nghe con hỏi mẹ lập tức tới trường kiện thầy giáo - 5

Khen ngợi con một cách phù hợp

Mỗi đứa trẻ đều có điểm sáng riêng, cha mẹ nên khen ngợi thích đáng khi phát hiện ra điều đó. Khen ngợi có thể cho trẻ biết rằng mình đúng, những hành vi như vậy có thể tiếp tục tồn tại và có thể khiến trẻ tự tin nhưng không tự hào.

amp;#34;Nếu con chết, mẹ có buồn không?amp;#34;, nghe con hỏi mẹ lập tức tới trường kiện thầy giáo - 6

Hình phạt khi cần thiết

Dù không thể ở bên con mọi lúc nhưng bạn nên sửa lỗi càng sớm càng tốt sau khi biết con đã mắc lỗi. Nếu trẻ không vâng lời, có thể đưa ra hình phạt cần thiết để thể hiện mức độ nghiêm trọng của lỗi lầm.

amp;#34;Nếu con chết, mẹ có buồn không?amp;#34;, nghe con hỏi mẹ lập tức tới trường kiện thầy giáo - 7

Tham gia cùng con

Trẻ cũng có ý kiến ​​​​độc lập, cha mẹ nên tôn trọng con, chẳng hạn như trẻ muốn mặc quần áo gì, chơi ở đâu, bạn có thể cùng trẻ thảo luận và thực hiện vấn đề này như những người bạn, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy rằng bố mẹ đã cùng nhau làm điều đó với con.

Bầu không khí gia đình dân chủ có thể giúp trẻ suy nghĩ độc lập, nhưng hãy cẩn thận đừng hoàn toàn tuân theo mong muốn của trẻ hoặc quá nuông chiều trẻ.

amp;#34;Nếu con chết, mẹ có buồn không?amp;#34;, nghe con hỏi mẹ lập tức tới trường kiện thầy giáo - 8

Thể hiện tình yêu

Nếu bố mẹ bày tỏ tình yêu của mình với con vào một số thời điểm thích hợp, con luôn có thể cảm nhận được tình yêu của bố mẹ dành cho con và điều đó cũng có thể khiến con hiểu rõ mọi vấn đề hơn.

Con 3 tuổi đi nhà trẻ về khóc nói Con đau quá, không tiểu được!, mẹ òa khóc khi thay đồ