Tâm lý của hầu hết đứa trẻ đều sẽ rất thích được ở cùng với người nuông chiều mình, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của chúng vô điều kiện, dĩ nhiên cô con gái của tôi cũng không ngoại lệ.
Vợ chồng tôi đưa con về quê ăn Tết với ông bà nội đến nay cũng đã hơn một tuần, hôm nay là ngày bé phải đi học trở lại nên tôi và chồng đã đón con trở về nhà ở thành phố vào ngày hôm qua. Dù chỉ ở với bố mẹ chồng 1 tuần nhưng con gái của tôi cực kỳ quấn ông bà, thậm chí đứa trẻ còn không muốn lên thành phố với vợ chồng tôi nữa.
Ảnh minh hoạ.
Lúc về quê đón con, bé cứ khóc xin bố mẹ được ở lại với ông bà thêm vài ngày nhưng dĩ nhiên là tôi không đồng ý, vì con còn phải đi học. Năm nay đứa trẻ cũng sắp bước vào năm cuối cấp tiểu học, không thể muốn nghỉ lúc nào là nghỉ như khi còn nhỏ được.
Biết sắp xa ông bà nội, con bé bịn rịn, ở trong phòng nói chuyện gì đó và soạn đồ với mẹ chồng rất lâu. Đến khi sắp lên xe, tôi để ý thấy con ôm khư khư chiếc vali nhỏ của mình nên đã gặng hỏi. Con bé lảng tránh và chỉ nói qua loa rằng:
- Không có gì cả mẹ ạ, chỉ là quà ông bà tặng cho con thôi, con phải giữ kỹ nó!
- Thích thế hả con, ông bà đã tặng gì thế, con có thể tiết lộ cho mẹ biết với không?
Ảnh minh hoạ.
Tôi dỗ con bé cho mình xem "quà" ông bà tặng, cho đến khi mở ra thì tôi thực sự rất bàng hoàng khi toàn là bánh kẹo Tết và đủ loại nước ngọt. Đa số đều là những món ăn vặt con bé thích, nhưng dĩ nhiên ở trên thành phố rất hiếm khi được ăn vì bị mẹ cấm. Mấy ngày Tết ở với ông bà chắc hẳn được đáp ứng những thứ này vô điều kiện, nên con gái tôi mới cực kỳ thích ở với ông bà chứ không muốn về nhà cùng bố mẹ.
Tôi khá khó chịu, cảm thấy không hài lòng với "món quà" mà mẹ chồng đã tặng cho cháu gái nên ngay lập tức trả lại. Dẫu cho con bé khóc rống lên, nhưng tôi vẫn nhất quyết không cho đứa trẻ mang những thứ đồ ăn hại sức khoẻ này về nhà.
Mặc dù tôi hiểu trẻ con nào cũng thích ăn vặt, đặc biệt là bánh kẹo và nước ngọt. Tuy nhiên, nếu người lớn không thiết lập giới hạn mà để cho chúng ăn thoải thích thì điều này thực sự rất tai hại. Bố mẹ chồng tôi không thể vì thương cháu mà đáp ứng mọi mong muốn của đứa trẻ, như thế không phải là thương mà là đang vô tình tạo ra những thói quen tiêu cực cho cháu.
Ảnh minh hoạ.
Sau khi nói chuyện một cách kiên nhẫn để con gái bình tĩnh lại và hiểu vấn đề vì sao mẹ không cho con nhận "món quà" này, tôi tiếp tục có cuộc trao đổi với mẹ chồng của mình với hy vọng bà sẽ tôn trọng cách nuôi dạy con của tôi.
Bởi nếu ông bà cứ cưng chiều, đi ngược lại với quy tắc và quan điểm của bố mẹ thì tôi sẽ rất khó giáo dục con gái của mình hiệu quả. Bố mẹ chồng thấu hiểu thì tôi sẽ vô cùng biết ơn, còn không chắc tôi sẽ hạn chế để con gái ở với ông bà, tránh việc sau này đứa trẻ sẽ hư...
Tâm sự từ độc giả [email protected]
Bố mẹ cần kiểm soát việc trẻ ăn đồ ăn vặt như bánh kẹo và nước ngọt vì những lý do sau đây:
- Dinh dưỡng không cân đối: Đồ ăn vặt thường có nhiều đường, chất béo không tốt và ít chất dinh dưỡng. Nếu trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt, nó có thể ảnh hưởng đến sự cân đối dinh dưỡng và gây thiếu hụt các chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
- Rối loạn chức năng tăng đường huyết: Các loại đồ ăn vặt giàu đường như bánh kẹo và nước ngọt, có thể gây tăng đường huyết nhanh và gây ra rối loạn chức năng tăng đường huyết. Điều này có thể tạo ra cảm giác mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng như hoạt động của trẻ.
- Tác động tiêu cực đến sức khỏe: Việc tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo có thể dẫn đến tăng cân, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch, tiểu đường và sâu răng...
- Thói quen ăn uống không tốt: Nếu trẻ quen với việc ăn đồ ăn vặt quá nhiều, nó có thể tạo ra thói quen ăn uống không tốt và ảnh hưởng đến sự lựa chọn, sở thích về thực phẩm của trẻ trong tương lai.
- Mất cân bằng trong chế độ ăn: Đồ ăn vặt có thể làm cho trẻ cảm thấy no và không muốn ăn những loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này có thể dẫn đến việc mất cân bằng trong chế độ ăn, và thiếu các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển, tăng trưởng lành mạnh của trẻ.
Tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì với việc trẻ ăn đồ ăn vặt một cách hợp lý, có mức độ kiểm soát. Quan trọng là bố mẹ cần đảm bảo rằng đồ ăn vặt không chiếm quá nhiều phần trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, và thúc đẩy trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ cũng như sự phát triển toàn diện.
Để kiểm soát việc trẻ ăn đồ ăn vặt một cách hợp lý, dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng mà bố mẹ có thể áp dụng.
- Thiết lập một mô hình ăn uống lành mạnh: Bố mẹ nên làm gương cho con trẻ bằng cách thể hiện một lối sống ăn uống lành mạnh. Điều này bao gồm việc ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ ăn vặt và tạo ra một môi trường gia đình khuyến khích thói quen ăn uống cân bằng, lành mạnh.
- Đặt giới hạn về đồ ăn vặt: Đồ ăn vặt không nên trở thành một phần quá lớn trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Bố mẹ có thể đặt giới hạn về số lượng và tần suất của đồ ăn vặt, chẳng hạn như chỉ cho trẻ ăn một lần mỗi ngày hoặc giới hạn số lượng đồ ăn vặt mỗi tuần.
- Cung cấp các lựa chọn ăn uống lành mạnh: Thay vì chỉ cấm hoặc hạn chế đồ ăn vặt, bố mẹ có thể cung cấp các lựa chọn ăn uống lành mạnh khác cho trẻ. Đảm bảo rằng trong nhà có đủ các loại trái cây, rau và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác là một cách tốt để khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh.
- Xây dựng một môi trường gia đình tích cực: Tạo ra một môi trường gia đình lành mạnh bằng cách loại bỏ hoặc giới hạn sự xuất hiện của đồ ăn vặt trong nhà. Thay vào đó, tạo điều kiện để trẻ có thể tiếp cận các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ.