Với mức sống dần được cải thiện, ngày càng có nhiều vấn đề trong chế độ ăn uống của trẻ. Trẻ em tuy không phải lo đói nhưng lại có tình trạng thiếu dinh dưỡng, được coi là “Nạn đói tiềm ẩn”.
"Nạn đói tiềm ẩn" thực ra là một cách để chỉ về việc thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ. Hậu quả của nó thực tế lớn hơn nhiều người nghĩ, bởi nó có thể làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu, trẻ dễ mắc các bệnh cấp và mãn tính, thể chất còi cọc, chậm phát triển.
Các vi chất dinh dưỡng ngoài vai trò nâng cao tầm vóc, phòng chống bệnh tật còn có vai trò “tắt - mở” gene trong cơ thể. Do đó, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng được xem là nạn đói tiềm ẩn ở mỗi quốc gia, và trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Do đó, cha mẹ nên hiểu tình hình của trẻ để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho con.
2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "nạn đói tiềm ẩn" ở trẻ
Nhiều cha mẹ dễ bỏ qua những biểu hiện mà cơ thể trẻ đang lên tiếng về sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng mà cho rằng đó là hiện tượng tự nhiên bình thường ở một đứa trẻ.
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "nạn đói tiềm ẩn" ở trẻ.
Trẻ thường xuyên ăn vặt, thay cho bữa chính
Ở nhà, cha mẹ yêu thương con cái sẽ thoải mái hơn trong việc ăn uống, và thường chuẩn bị rất nhiều món ăn vặt yêu thích cho con, theo các chuyên gia trẻ có thói quen ăn vặt thường xuyên, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống thông thường.
Khi trẻ đói, việc đầu tiên trẻ nghĩ đến là ăn vặt, điều này khiến trẻ khó ăn hơn trong các bữa chính. Trong khi đó, cha mẹ lo lắng con suy dinh dưỡng, nên cho con ăn không ngừng, lâu dần sẽ hình thành “cảm giác đói tiềm ẩn”.
Đồ ăn vặt chứa nhiều chất béo, nhiều đường nhưng lại rất ít chất dinh dưỡng, trẻ ăn quá nhiều lâu dần ảnh hưởng sức khỏe.
Đồ ăn vặt chứa nhiều chất béo, nhiều đường nhưng lại rất ít chất dinh dưỡng. Trong khi đó, trẻ em cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng trưởng như đạm và vitamin, vì vậy, việc trẻ ăn vặt quá nhiều lâu dần không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Không có hứng thú với thức ăn, bữa tối ăn quá ít
Ngoài việc ăn vặt, có rất nhiều vấn đề có thể gây ra “nạn đói tiềm ẩn”. Trẻ em có những nhận định riêng về thức ăn, trẻ thường hứng thú với những món ăn mình thích, nhưng sẽ không ăn dù chỉ một miếng khi phải đối mặt với món mà mình ghét.
Điều này dẫn đến tình trạng trẻ kén ăn, biếng ăn, không có lợi cho quá trình dung nạp các chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Những ảnh hưởng của việc trẻ ăn vặt quá thường xuyên, cha mẹ nên lưu ý
Ăn vặt là một trong những thói quen rất phổ biến ở trẻ nhỏ, việc trẻ ăn vặt thường xuyên, lâu dần sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ nên có hiểu đúng vấn đề này và có phương án điều chỉnh hợp lý cho con.
Khó thay đổi thói quen ăn uống
Nếu ăn vặt quá nhiều sẽ khó thay đổi thói quen ăn uống, khi tới bữa chính, trẻ sẽ cảm thấy no, chán ăn và ăn không ngon. Lúc này, trẻ sẽ không ăn được đủ lượng thức ăn cần thiết vào bữa chính và việc này ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất của con.
Ví dụ: Nhiều trẻ không thích ăn rau, việc ăn một miếng là khá khó khăn. Nhưng rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, nhưng nếu trẻ không ăn rau, lâu dần không tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Chế độ ăn không cân đối có thể thiếu protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, cùng với hiện tượng trên là tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ. Đó là bởi vì vào bữa chính, trẻ không ăn được nhiều dẫn tới nhanh đói và lại tiếp tục ăn vặt, gây ra tình trạng ăn uống không điều độ và mất kiểm soát.
Nếu ăn vặt quá nhiều sẽ khó thay đổi thói quen ăn uống, khi tới bữa chính, trẻ sẽ cảm thấy no, chán ăn và ăn không ngon.
Ăn ít hơn trong các bữa ăn thông thường
Do sở thích ăn vặt nên trẻ sẽ ít ăn các loại thực phẩm chính, và đồ ăn nhẹ thường được dùng để thay thế. Có rất nhiều loại thức ăn vặt khác nhau nhưng chất dinh dưỡng chứa trong chúng lại thiếu trầm trọng, không tốt cho sức khỏe.
Do đó, nhiều trẻ xem đồ ăn vặt là đồ ăn chính, điều này khiến trẻ hình thành thói quen kén ăn, biếng ăn, sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất.
Tăng nguy cơ trẻ béo phì
Trẻ thường thích ăn các món đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ và đường. Những loại thực phẩm này rất dễ khiến cơ thể của trẻ rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì.
Các chất này khi tích tụ trong cơ thể dễ gây ra tình trạng thừa cân. Ngoài ra, chúng còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về sau như mỡ máu, tim mạch,...
Ngoài ra, các loại đồ uống trẻ rất thích như nước có gas, bánh ngọt, chè... là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ. Do chúng đều chứa hàm lượng đường rất cao
Không có lợi cho việc phát triển chiều cao
Việc trẻ ăn vặt thường xuyên, có thể tạo ra nạn đói tiềm ẩn trong một thời gian dài, điều này có hại cho sức khỏe của trẻ. Theo thời gian, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng và cũng có thể có các triệu chứng thiếu máu.
Trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng, trẻ cần nạp đủ dinh dưỡng. Trong khi đó, những đồ ăn nhiều dầu mỡ hay đồ ngọt không những khiến trẻ “phát triển chiều ngang” mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Nguyên nhân vì chúng khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ canxi ở trẻ.
Trẻ thường thích ăn các món đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ và đường. Những loại thực phẩm này rất dễ khiến cơ thể của trẻ rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì.
Hình thành thói quen xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe
Thói quen ăn uống vô tội vạ, thiếu hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ. Sự phát triển thói quen ăn uống của trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ, hãy thử cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm hơn và không được thiếu các loại thực phẩm chủ yếu.
Sức khỏe là nền tảng đầu tiên, cha mẹ phải nắm bắt chính xác và không nên bỏ qua. Do đó, dù trẻ thích ăn vặt như thế nào, cha mẹ cũng không được cho con ăn quá nhiều, nếu không trẻ sẽ hình thành thói quen xấu, ảnh hưởng sức khỏe của con.
Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ
Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển trí não, trẻ ăn vặt và rơi vào tình trạng đói tiềm ẩn trong thời gian dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trí não. Sự phát triển của não bộ có bình thường hay không liên quan trực tiếp đến sự phát triển trí thông minh của trẻ.
Thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý cùng với thói quen ăn uống tốt có thể góp phần giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Cha mẹ nên đưa ra phương án phù hợp dưa trên tình hình của chính con mình, nhằm giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống tốt, tăng cường rèn luyện thể chất.
Vậy cha mẹ lên làm thế nào để bổ sung đủ dinh dưỡng cho con?
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là cần thiết nhằm ngăn chặn "nạn đói tiềm ẩn" đang có nguy cơ ảnh hưởng tới tầm vóc và trí tuệ của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo một số giải pháp sau đây:
Đa dạng hóa bữa ăn
Đa dạng hóa bữa ăn là điều đầu tiên cha mẹ nên áp dụng khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện thiếu vi chất dinh dưỡng. Sử dụng kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày là giải pháp tự nhiên nhất nhằm cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
Có một số trẻ chỉ thích ăn một loại thực phẩm nào đó thì có thể hướng trẻ tới những thực phẩm khác cùng nhóm để thay đổi. Thực đơn mỗi ngày phải đủ 5 nhóm dinh dưỡng, không nên thiếu một nhóm nào.
Cha mẹ cũng không nên bỏ qua các sản phẩm từ sữa, bởi sữa chính là thực phẩm có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, chẳng hạn như: năng lượng, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và chất khoáng... những chất mà trong bữa ăn hằng ngày của trẻ thường sẽ không được cung cấp đủ.
Đa dạng hóa bữa ăn là điều đầu tiên cha mẹ nên áp dụng khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện thiếu vi chất dinh dưỡng.
Tăng cường nhóm thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao
Trước đây khi nói đến chiều cao của trẻ thì nhiều người cho rằng nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh dinh dưỡng chiếm 32%, yếu tố rất quan trọng để góp phần vào việc giúp cho trẻ được phát triển chiều cao tối đa.
Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả như: canxi vitamin vitamin A, sắt , kẽm, I-ốt, lixin....
Tập cho bé ăn uống đúng giờ
Ba bữa chính trong ngày là nguồn cung cấp dưỡng chất, năng lượng cơ bản cho thể. Ăn vặt không giờ giấc, ăn sát với bữa chính đều làm ảnh hưởng đếu chất lượng dung nạp dinh dưỡng của bữa chính.
Những món ăn vặt sau giờ tan học bán tại cổng trường không những không có dinh dưỡng, mà phần lớn đều có vấn đề về vệ sinh. Do đó, nên tập cho trẻ ăn đúng giờ, để hình thành thói quen tốt cho con.
Cha mẹ cũng không nên bỏ qua các sản phẩm từ sữa, bởi sữa chính là thực phẩm có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, chẳng hạn như: năng lượng, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và chất khoáng.
Khuyến khích trẻ vận động ngay khi còn nhỏ
Khi vận động cơ thể của chúng ta sẽ làm tăng hoạt động cũng như các vấn đề chuyển hóa và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan, đặc biệt là đến các mô tế bào. Canxi cũng sẽ được hấp thu từ máu đến mô xương nhanh hơn.
Ngoài ra, vận động cũng sẽ giúp tăng cơ bắp và kéo giãn xương, đốt cháy được lượng mỡ thừa giúp cho cơ săn chắc hơn.