Sinh quý tử, bà xã Phan Thành không thể bế con, giờ mới "cầu cứu" hội chị em

Theo đó, Primmy Trương đã bị mắc phải một hội chứng có tên là "mommy wrist" ngay từ những tháng cuối của thai kỳ.

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi, chẳng hạn như cân nặng tăng lên, ngực nở, mông to hơn, rồi đau nhức hết mình mẩy vì thai nhi lớn dần khiến các dây chăng của cơ thể bị kéo căng ra, áp lực đè nặng lên các cơ quan trong cơ thể… Ngay cả đã sinh con, cơ thể của các mẹ cũng cần một thời gian dài mới có thể phục hồi được lại trạng thái như cũ.

Sau khi sinh “quý tử” cho thiếu gia Phan Thành, “thiên kim tiểu thư” Primmy Trương rất hiếm khi chia sẻ về cuộc sống bỉm sữa của mình. Chỉ thỉnh thoảng, cô tiết lộ một chút về hành trình “trị” hiện tượng tắc tia sữa sau sinh đã từng làm cô đau đớn, phải ngồi vắt tay để thông tia. Ngoài ra, trên trang cá nhân, “mẹ bỉm hào môn” này vẫn chăm chỉ làm công việc beauty blogger của mình. Cô ít khi đăng ảnh “khoe con” như các bà mẹ khác.

Sinh quý tử, bà xã Phan Thành không thể bế con, giờ mới amp;#34;cầu cứuamp;#34; hội chị em - 1

Sau khi sinh con cho chồng đại gia, Primmy Trương rất hiếm khi chia sẻ về cuộc sống làm mẹ bỉm sữa của mình.

Sinh quý tử, bà xã Phan Thành không thể bế con, giờ mới amp;#34;cầu cứuamp;#34; hội chị em - 3

Cô cũng hiếm khi khoe hình "quý tử" như các bà mẹ khác.

Song, mới đây, bà xã của doanh nhân Phan Thành – Primmy Trương đã lên tiếng “cầu cứu” các mẹ khác khi cô mắc phải một triệu chứng có tên gọi là “mommy wrist”. Đây là một hiện tượng viêm gân ở cổ tay xảy ra ở các bà mẹ mới sinh con.

Cô chia sẻ: “Lại nhờ sự trợ giúp của các mẹ bỉm đây. Có ai lúc có bầu bị triệu chứng “mommy wrist” không? Primmy bị từ những tháng cuối, sáng ngủ dậy các ngón tay của mình bị đơ không nắm lại được. Đặc biệt là ngón cái bị đau và rất hay căng làm ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. Lúc mới sinh Kyle, mình không bế con vỗ ợ hơi được vì tay đau và yếu, bây giờ có đỡ hơn nhưng chưa hết hoàn toàn. Ai có kinh nghiệm chữa cái này không chỉ mình với”.

Sinh quý tử, bà xã Phan Thành không thể bế con, giờ mới amp;#34;cầu cứuamp;#34; hội chị em - 4

Primmy Trương than thở và "cầu cứu" các bà mẹ khác khi cô gặp phải tình trạng viêm gân cổ tay thường gặp ở các mẹ mới sinh con.

Sinh quý tử, bà xã Phan Thành không thể bế con, giờ mới amp;#34;cầu cứuamp;#34; hội chị em - 5

Như vậy có thể thấy rằng hành trình mang thai và làm mẹ của "mẹ bỉm hào môn" này cũng không hề dễ dàng một chút nào.

Căn cứ vào chia sẻ này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng hành trình mang thai và làm mẹ của Primmy Trương không hề dễ dàng và suôn sẻ như trong tưởng tượng. Ngoài việc bị tắc tia sữa, cô còn gặp phải một số rắc rối trong quá trình mang thai và sau sinh.

Theo Tiến sĩ Thomas Kim – bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đẳng cấp thế giới đã có nhiều năm kinh nghiệm,  “Mommy Wrist” là tên gọi của hiện tượng cổ tay bị viêm gân. Nó thường xảy ra khi các chuyển động của bàn tay và cổ tay được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến những đường gân bên trong cổ tay bị viêm và kích ứng. Đặc biệt, hiện tượng này thường xuyên xảy ra ở những bà mẹ mới sinh con, nguyên nhân là do mẹ phải liên tục bế, ôm khi cho con bú, ợ hơi hoặc chăm sóc cho con.

Khi bị “mommy wrist”, chắc hẳn các mẹ cảm thấy rất đau và khó chịu, mà khó chịu nhất chính là không thể bế con hay tự tay chăm sóc cho con của mình vì cứ mỗi một lần cử động tay, nhất là ngón tay cái lại cảm thấy bị đau điếng.

Vì vậy, Tiến sĩ Kim có hướng dẫn một số bài tập đơn giản để giảm bớt tình trạng bị viêm gân cổ tay như sau:

1. Đặt bàn tay nằm phẳng trên bàn, sau đó nhẹ nhàng di chuyển ngón tay cái bị đau hướng lên trên và từ từ đưa nó trở lại mặt bàn. 

2. Đặt bàn tay sao cho các ngón tay hướng thẳng về phía trước giống như kiểu bạn đang bắt tay. Sau đó, dùng bàn tay còn lại nhẹ nhàng kéo ngón tay cái bị đau về phía mình rồi đưa nó trở lại vị trí cũ.

Sinh quý tử, bà xã Phan Thành không thể bế con, giờ mới amp;#34;cầu cứuamp;#34; hội chị em - 6

4 động tác các mẹ cần thực hành 3-5 lần mỗi ngày để giảm bớt tình trạng viêm gân ở cổ tay sau khi sinh con.

3. Đặt cổ tay và cánh tay bị đau lên trên mặt bàn với ngón tay cái nằm trên cùng, sau đó di chuyển bàn tay ra khỏi mép bàn và hướng cổ tay xuống đất. Khi cảm thấy đau hãy dùng bàn tay còn lại nâng tay bị đau trở về vị trí ban đầu.

4. Sử dụng một sợi dây thun và đặt các ngón tay bị đau vào bên trong. Kéo căng dây chun bằng cách từ từ mở rộng các ngón tay. 

Tiến sĩ Kim cũng lưu ý các mẹ nên kiên trì thực hiện bài tập này từ 3-5 lần mỗi ngày, mỗi động tác lặp đi lặp lại 10 lần/mỗi lần tập.

Nữ vũ công Sài Gòn sau sinh cạo trọc đầu, gần 1 năm không cho chồng đụng chạm

Theo Thùy Dương. (Ảnh FBNV) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)