Thấy con vẽ bức tranh lạ, mẹ Việt òa khóc khi nghe bé nói ý nghĩa từng hình vẽ

Đứa con trai đáng quý của tôi vừa khiến bố mẹ nó vụt mất 2 tỷ trong tầm tay, quá đáng tiếc.

Tôi gái tỉnh lẻ lên thành phố học tập và làm việc. Sau đó tôi cũng lập gia đình cùng chồng mình hiện tại và sinh được một cháu trai năm nay 7 tuổi. Chồng tôi là con nhà gia đình cũng khá giả và cũng là con một trong nhà. Bố mẹ anh đã ly hôn từ sớm, bố lập gia đình mới còn mẹ không đi bước nữa mà ở một mình nhưng bà cũng có địa vị kinh tế tốt nhờ làm ăn và tích góp trước đó.

Từ hồi tôi lấy chồng đã gần 8 năm nhưng cũng ít khi gặp mẹ chồng lắm, bà sinh sống ở bên nước ngoài, thỉnh thoảng mới về Việt Nam. Chính vì thế mọi việc từ nhà cửa, con cái ở đây tôi nhờ mẹ đẻ ở dưới quê lên chăm sóc giúp, mẹ chồng tôi quen cuộc sống ở nước ngoài từ hồi còn ở chung với bố chồng nên dù các con lập gia đình, có cháu thì bà cũng chỉ thỉnh thoảng về chơi, gửi tiền về tặng chứ cũng không gần gũi hay hỗ trợ chăm sóc.

Cũng chính vì lẽ đó mà mới đây chúng tôi vô tình làm bà phật lòng, mất toi 2 tỷ.

Được bà nội cho 2 tỷ làm quà, con trai tôi nói 1 câu khiến bà lập tức ôm tiền bỏ đi - 1

Ảnh minh họa

Chẳng là mẹ chồng tôi có vài cửa hàng làm móng bên nước ngoài nhưng bà chỉ quản lý còn nhân viên sẽ làm. Đợt này công việc kém hơn nên mẹ thanh lý vài cửa hàng cũng được một món tiền khá lớn. Xa quê hương lâu năm mẹ tính về Việt Nam ăn Tết 2024 này, sẵn tiện có tiền trong tay nên chỉ có 1 con trai 1 cháu nội nên cũng muốn cho chúng tôi chút ít.

Trong bữa cơm, mẹ chồng mới thông báo về việc này nên vợ chồng tôi cũng khá sốc nhưng cũng vui. Chồng tôi lên tiếng:

- Mẹ làm ăn được chúng con cũng vui, mẹ cho thì chúng con cũng nhận nhưng chúng con cũng không thiếu thốn gì nên mẹ cứ tiết kiệm đấy để phòng cho cuộc sống sau này.

Tôi cũng đồng tình với chồng về chuyện này vì thực tế kinh tế của hai vợ chồng tôi cũng không kém. Tuy nhiên bà vẫn cương quyết:

- Yên tâm, bà nhiều tiền lắm, bà cho là cho thằng chắt nội của bà này, cho nó lấy vốn sau này còn cưới vợ chứ. Bà không ở Việt Nam chăm sóc cháu được thì thôi bà cho tiền vậy, cháu có nhận không.

Thằng con tôi thì ngây thơ biết tiền nhiều tiền ít ra sao nhưng cứ nghe thấy tiền là đồng ý liền khiến cả nhà được phen cười bò. Nhưng chuyện bắt đầu trở nên căng thẳng kể từ sau câu nói của chồng tôi:

- Đấy con thích nhé, bố mẹ có được bà nội cho tiền đâu mà chỉ có con được bà cho tiền đó. Sau này lớn lên phải kiếm lại tiền nuôi bà nhé, nhớ chăm sóc báo hiếu bà thật nhiều nhé.

Được bà nội cho 2 tỷ làm quà, con trai tôi nói 1 câu khiến bà lập tức ôm tiền bỏ đi - 3

Ảnh minh họa

Cậu con trai tôi đốp lại:

- Ơ nhưng mà bà có chăm sóc con đâu sao sau này con phải chăm sóc bà hả bố. Từ nhỏ đến giờ toàn bà ngoại chăm sóc con, bà cho con tiền mua kẹo còn dẫn con đi chơi nữa. Bà nội cho tiền cũng chỉ bố mẹ cất đi tiêu thôi chứ có cho con đâu.

Mẹ chồng tôi nghe xong câu này bỗng buông đũa chạnh lòng. Bà nói không ăn nữa mà đi về thẳng khách sạn đang ở. Cũng từ hôm đó không thấy nói chuyện tiền nong gì cho con cho cháu nữa còn con trai tôi bị bố quạt cho 1 trận 1 tội làm mất 2 tỷ trong tầm tay của bố.

Tâm sự từ độc giải hoanghai...

Trong trường hợp, con cái hỏi bạn: “Tại sao con phải thiếu thảo với bà nội, trong khi bà ngoại là người nuôi dưỡng con", bố mẹ nên giải thích cho các con hiểu, ông bà là người sinh ra bố mẹ, dù không chăm sóc con nhưng có công ơn nuôi dưỡng bố mẹ, phận làm con cháu sống hiếu thuận, đạo đức với ông bà là điều cần làm.

Ngoài ra, bố mẹ nên có thái độ với bà nội - bà ngoại như nhau, thay vì một bên biết ơn, một bên oán hận, sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ. Tuyệt đối không hỏi trẻ những câu như "Con thích bà ngoại hơn hay bà nội hơn", như vậy vô tình sẽ hình thành sự so sánh, phân biệt đối xử trong lòng trẻ.

Theo chuyên gia, trong trường hợp con dành tình yêu thương có sự phân biệt, thì cha mẹ cần xem lại, xem mình cũng đang có sự phân biệt như vậy với bên nội hay bên ngoại không. Nếu câu trả lời là có, thì cha mẹ cần điều chỉnh điều đó trước ở mình. 

Tiếp đến là hãy năng đưa con về chơi với cả ông bà đôi bên để con gần gũi, gắn kết với ông bà. Kể cho con nghe những điều tốt đẹp về cả ông bà nội ngoại, ví dụ như việc ông bà sinh ra cha mẹ thế nào, ông bà nuôi nấng cha mẹ thế nào, chăm sóc các cháu ra sao, ….từ đó hình thành tình yêu và sự biết ơn của con cháu với ông bà 2 bên.

Tuy nhiên những quan điểm này chỉ mang tính chất tương đối. Trên thực tế còn tùy thuộc vào sự khác biệt của mỗi người (tính tình, khí chất…) và mối quan hệ trong từng gia đình mà những điều trên có thể ngược lại. Và dù thế nào,  bậc cha mẹ hãy hướng con cái của mình ghi nhận, biết ơn và đánh giá cao tình yêu, sự quan tâm và sự chăm sóc của cả ông bà ngoại và ông bà nội dành cho mình. 

Trốn trong tủ quần áo tính bắt gian chồng nhưng người xuất hiện lại khiến tôi chết sững