Tuyên bố được tiến sĩ Maria Van Kerkhove, quyền giám đốc cơ quan Liên Hợp Quốc về phòng chống đại dịch, đưa ra ngày 26/5. Bà cho rằng "chắc chắn" lục địa này sẽ đối mặt với mối đe dọa từ bệnh cúm.
Phát biểu trên podcast của WHO, tiến sĩ Maria Van Kerkhove nhận định Covid-19 không phải đại dịch cuối cùng mà nhân loại cần đối mặt. Mối đe dọa không xác định trong tương lai có thể tấn công theo cách chưa từng thấy trước đây.
"Thế giới đã xuất hiện cúm gia cầm tỷ lệ tái tổ hợp cao, những thay đổi di truyền cho phép virus lây lan giữa các loài, khả năng xảy ra đại dịch cúm là rất cao", bà nói, thêm rằng "Đó là lý do tôi nghĩ chúng ta nên có hệ thống y tế để chuẩn bị sẵn sàng cho việc này".
Bà lo ngại về khả năng thế giới đối mặt với đại dịch từ Arbovirus. Đây là virus lây truyền từ các động vật chân đốt, lan ra từ vết cắn của côn trùng nhiễm bệnh như muỗi và ve. Virus có thể gây ra bệnh Mayaro - một loại bệnh giống sốt xuất huyết truyền qua muỗi nhiễm virus, phổ biến ở Brazil và Bolivia. Nó cũng là nguyên nhân cho bệnh sốt Oropouche.
Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, quyền giám đốc WHO về phòng chống đại dịch. Ảnh: Reuters
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học cũng cảnh báo cúm gia cầm có thể là nguyên nhân gây ra đại dịch tiếp theo. Các nhà khoa học cho rằng do hiện tượng tái tổ hợp, hai loại virus có thể hợp nhất để tạo thành một chủng lai. Mức độ cúm tự nhiên ở người cao làm tăng nguy cơ bệnh nhân mắc hai bệnh cùng một lúc, dẫn đến tái tổ hợp.
Các nhà khoa học từ lây suy đoán mầm bệnh X - đại diện cho một căn bệnh chưa xác định, lây truyền từ động vật sang người. Đây có thể là virus hoặc vi khuẩn động vật truyền sang người.
Một số người thậm chí cảnh báo đại dịch cúm mới có thể bắt nguồn từ đột biến sinh học, tai nạn sinh học hoặc cuộc tấn công khủng bố, khiến virus bất ngờ lan truyền nhanh chóng.
Theo tiến sĩ Van Kerkhove, WHO có "hệ thống ứng phó dịch mạnh mẽ tại chỗ", nhưng "niềm tin vào giới khoa học đã bị ảnh hưởng sau đại dịch".
Thục Linh (Theo WHO, Daily Mail)