Thiếu máu là tình trạng hàm lượng Hemoglobin (Hb - một protein quan trọng của hồng cầu) trong máu dưới 11g/dl. Nguyên nhân do cơ thể không nhận đủ lượng sắt cần thiết để sản sinh ra Hb
Bà bầu bị thiếu máu nhiều, kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và trẻ sau khi sinh dễ gặp nhiều biến chứng đáng lo ngại. Do đó, lượng Hb phải được duy trì trong giới hạn bình thường, giúp thai nhi ổn định, mẹ khỏe.
1. Các dấu hiệu thiếu máu khi mang thai
- Mệt mỏi, uể oải;
- Da mặt, môi nhợt nhạt, tái xanh, móng yếu dễ gãy;
- Tim đập nhanh;
- Khó thở, thở mệt nhọc;
- Khó tập trung;
- Khó chịu, dễ bực tức, cáu gắt;
- Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.
Bà bầu bị thiếu máu sẽ có triệu chứng đau đầu, choáng, mệt mỏi (Ảnh minh họa)
Bà bầu thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu các triệu chứng chưa biểu hiện rõ và dễ gây nhầm lẫn. Do đó để xác định chính xác mẹ bầu có bị thiếu máu hay không? Mẹ nên làm xét nghiệm máu thường xuyên ở mỗi lần khám thai.
2. Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
- Chế độ dinh dưỡng ít chất sắt.
- Mẹ mang đa thai.
- Nồng độ huyết sắc tố trong máu mẹ giảm đột ngột.
- Thể tích máu trong thai kỳ tăng lên cao.
- Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai
- Mẹ bầu nghén nặng hoặc nhẹ cân khi mới mang thai.
- Mang thai quá gần với lần sảy thai.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thực đơn hàng ngày của mẹ bầu ít chất sắt và vitamin C, folate là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai. Đặc biệt ở 3 tháng cuối do nhu cầu về chất sắt càng cao hơn. Vậy nên, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn, bổ sung thực phẩm giàu sắt.
3. Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi thế nào?
Trường hợp bà bầu thiếu máu nhẹ sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ và bé và có thể dễ dàng khắc phục được. Tuy nhiên, trường hợp thiếu máu khi mang thai nặng sẽ gây nguy hiểm tới mẹ và con.
Thiếu máu ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ?
Bà bầu bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể trạng và tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm như:
Sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh
Khi cơ thể mẹ không nhận đủ chất sắt, các vitamin B9, B12, canxi… sẽ khiến tình trạng sức khỏe suy giảm, hệ miễn dịch kém hơn. Các vi rút, vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh mẹ cho mẹ bầu.
Bà bầu bị ốm, ho nhiều trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai chậm phát triển, nhẹ cân hơn so với những thai nhi nhận đủ dưỡng chất từ mẹ.
Bà bầu thiếu máu khi mang thai sức đề kháng, miễn dịch sẽ kém, dễ ốm hơn (Ảnh minh họa)
Dễ bị choáng, ngất xỉu
Thiếu chất sắt nhiều, lượng máu không được sản sinh đủ để đi nuôi cơ thể mẹ dễ gặp các biến chứng như bị choáng, hoa mắt, chóng mặt hoặc thậm chí là ngất xỉu.
Nguyên nhân lượng máu lên não không đủ và thai càng lớn, tạo áp lực lên các tĩnh mạch, mạch máu càng nhiều dẫn đến tình trạng bà bầu bị choáng, ngất xỉu do thiếu máu.
Bong nhau non
Thiếu hụt lượng axit folic (Vitamin B9) ở bà bầu sẽ làm tăng khả năng bong nhau non. Tình trạng này dễ khiến thai bị bong, tách khỏi tử cung dễ dẫn đến biến chứng mẹ bầu bị chảy máu nặng, sảy thai hoặc sinh non.
Nguy cơ sảy thai cao
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu do thiếu vitamin B9 và sắt sẽ làm tăng khả năng sảy thai và dị tật thai nhi ở trẻ. Nếu mẹ có tình trạng bong rau non thì rất dễ bị sảy thai, mất con. Mẹ nên cẩn trọng!
Bệnh huyết áp thai kỳ
Bệnh huyết áp cao khá nguy hiểm với bà bầu, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Khi lượng máu không được bơm đủ đi khắp cơ thể, thiếu máu sẽ gây ra tình trạng mẹ bầu bị huyết áp cao.
Bệnh gây các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tiền sản giật, thai chậm phát triển…
Huyết áp cao dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, đột quỵ ở mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Tiền sản giật
Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây tiền sản giật ở bà bầu do cơ thể mẹ thiếu máu. Bệnh lý này khá nguy hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ thai bị chết lưu, đẻ non, thai chậm phát triển và dễ gây nguy hiểm cho mẹ khi sinh nở.
Nhau tiền đạo
Bà bầu thiếu máu khi mang thai có nguy cơ bị nhau tiền đạo (nhau bám vào đáy tử cung) sẽ cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Tình trạng này làm tăng nguy cơ chảy máu tử cung, sinh non, thậm chí tử vong cho mẹ và bé nếu không được mổ lấy thai ra kịp thời.
Vỡ ối sớm
Nếu mẹ bầu bị nhau tiền đạo do thiếu máu, sẽ có nguy cơ vỡ ối sớm hơn ngày dự sinh. Nếu mẹ vỡ ối trước ngày dự sinh 1 - 7 ngày thì không nguy hiểm, tuy nhiên mẹ vỡ ối trước 1 - 2 tháng sẽ khiến bé bị đẻ non, thiếu oxy và tăng khả năng nhiễm khuẩn ở cả mẹ và bé.
Băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản cao
Đây là biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng bà bầu khi bị thiếu máu trầm trọng. Lượng máu cơ thể cần không đáp ứng đủ, cùng với một số nguyên nhân như tử cung có u xơ, mang đa thai… sẽ dẫn đến băng huyết, nhiễm trùng sau sinh cao.
Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi thế nào?
Cơ thể mẹ thiếu chất sắt dẫn đến tình trạng bé cũng thiếu chất và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ sau sinh như:
Bé bị nhẹ cân
Chế độ ăn của mẹ rất quan trọng, vì thai nhi hấp thụ các dưỡng chất từ mẹ. Mẹ ăn đủ chất con sẽ tăng cân, tăng chiều dài, phát triển tốt. Nhưng mẹ bị thiếu chất sắt, B9, B12 sẽ khiến con bị nhẹ cân, chậm phát triển ngay từ trong bụng mẹ.
Nguy cơ đẻ non cao
Nếu mẹ có dấu hiệu bị bong nhau non do thiếu máu khi mang thai, nguy cơ đẻ non, bé sinh thiếu tháng sẽ cao hơn. Trẻ sinh thiếu tháng hễ miễn dịch sẽ kém, dễ mắc các bệnh lý.
Bà bầu bị thiếu máu khi mang thai, bé có nguy cơ sinh non cao ảnh hưởng đến sự phát triển của con (Ảnh minh họa)
Suy thai
Trẻ bị thiếu oxy trong thai kỳ do các mạch máu không co bóp đều, lượng máu không đủ để các cơ quan hoạt động trơn tru. Bà bầu thiếu máu khi mang thai sẽ làm tăng khả năng suy thai và dễ gây biến chứng nguy hiểm cho bé như: Não trẻ có vấn đề, hoặc thai chết lưu...
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao
Thiếu chất sắt, thiếu máu bé sau khi sinh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn những đứa trẻ khác. Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B9, B12 để tránh trường hợp con bị suy tim, hở van tim, yếu tim…
Dị tật ống thần kinh do thiếu vitamin B9, B12
Vitamin B9, B12 có vai trò quan trọng giúp thai nhi tránh bị dị tật ống thần kinh. Thiếu dưỡng chất này sẽ ảnh hưởng đến trí não của trẻ, trẻ kém thông minh, nhanh nhẹn và chậm phát triển hơn.
4. Cách khắc phục tình trạng thiếu máu khi mang thai
Để xác định bà bầu có bị thiếu máu hay không, mẹ hãy làm các xét nghiệm khi đi khám thai định kỳ để có hướng khắc phục tốt nhất, theo lượng chất sắt, vitamin B9, B12 mẹ thiếu.
Bà bầu có thể khắc phục bằng một số cách sau:
Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt, axit folic, vitamin B12
Khắc phục tình trạng thiếu máu, mẹ chỉ cần bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất vào thực đơn cho bà bầu bị thiếu máu mỗi ngày như:
- Các thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Lòng đỏ trứng gà, thịt bò, thịt nạc, các loại hạt, yến mạch…
- Các thực phẩm giàu axit folic: Các loại đậu, các loại rau màu xanh đậm, bơ, măng tây, cam…
- Các thực phẩm giàu vitamin B12: Sữa, cá hồi, thịt bò, thịt nạc, hải sản, trứng…
Bổ sung thực phẩm giàu sắt giúp máu sản sinh đủ máu đi nuôi cơ thể (Ảnh minh họa)
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Các loại nước ép giàu vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu hiệu quả.
Bổ sung viên sắt
Khi uống viên sắt, mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để uống dạng viên sắt phù hợp, uống bao nhiêu là đủ với tình trạng thiếu sắt ở mẹ.
Mẹ không nên tự ý mua viên sắt uống!
Bà bầu thiếu máu khi mang thai, đặc biệt ở 3 tháng cuối sẽ rất nguy hiểm tới cả mẹ và bé. Mẹ thiếu máu trầm trọng dễ dẫn mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiền sản giật… Còn thai nhi dễ bị đẻ non, suy thai, chậm phát triển, nhẹ cân…
Khi có dấu hiệu thiếu máu khi mang thai mẹ nên khắc phục tình trạng này sớm để mẹ khỏe, con phát triển tốt nhất.