Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật tương đối khoa học và có nhiều ưu điểm nên được rất nhiều cha mẹ lựa chọn. Đa phần, các bậc phụ huynh thường quan tâm tới cách chế biến cũng như xây dựng thực đơn ăn dặm của trẻ sao cho hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.
Bản chất của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là cho trẻ ăn đa dạng những thực phẩm khác nhau có nguồn gốc tự nhiên. Điều này sẽ giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu được nhiều dưỡng chất.
Thời điểm cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Thời điểm lý tưởng nhất để mẹ cho con ăn dặm là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Khi bé xuất hiện một số biểu hiện sau thì trẻ đã có thể bắt đầu ăn dặm được:
- Thèm ăn.
- Khi thấy người lớn ăn cũng đòi ăn.
- Đã biết cách ngậm thìa.
Khi quyết định cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật thì mẹ cần phải có sự kiên nhẫn và tuân theo đúng trình tự mới có kết quả tốt. Dưới đây là một vài thực đơn tham khảo có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh trong giai đoạn cho con ăn dặm:
Những thực phẩm nên cho bé ăn trước khi ăn dặm
Hoa quả/ Sinh tố hoa quả: Mẹ nên cho trẻ ăn một số loại trái cây như: táo, lê, kiwi, bơ, chuối, cherry, dâu tây... Bé có thể ăn trực tiếp hoặc uống sinh tố. Khi trẻ ngoài 8 tháng mới cho con ăn các loại quả có vị chua như: cam, chanh leo, bưởi…. Để không làm ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ thì mẹ cần pha loãng trước khi cho bé uống.
Bột ngọt: Mẹ nên cho con ăn bột ngọt khoảng 1 tuần rồi dừng ăn khoảng 1 tuần trước khi cho bé ăn dặm. Trẻ sẽ bắt đầu được làm quen với thức ăn đặc và việc ăn bằng thìa.
Cà rốt: Cho trẻ uống nước ép hoặc ăn cà rốt nghiền trong từ 10-14 ngày trước khi ăn dặm, mỗi ngày 5-10 ml. Nó sẽ giúp ổn định đường ruột của bé. Sau này con sẽ ít bị đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa.
Chế độ ăn dặm cho bé tuần đầu tiên
Trong tuần đầu tiên, chủ yếu trẻ sẽ ăn cháo loãng, xay nhuyễn. Mẹ lưu ý, khi nấu cháo cho bé thì tỷ lệ giữa gạo và nước là 1:10. Lượng thức ăn của bé sẽ tăng dần lên, cụ thể như sau:
- 2 ngày đầu tiên: 1 muỗng (5ml)
- 3 ngày tiếp theo: 2 muỗng (10ml)
- 3 ngày kế tiếp: 3 muỗng (15ml)
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6-7 tháng
Vào giai đoạn này, đa phần đồ ăn của trẻ sẽ là các loại rau củ dễ tiêu hóa và phải được chế biến trơn, mịn để tránh làm bé bị nghẹn. Dưới đây là một số món trẻ có thể ăn:
|
Bữa sáng: 10 giờ
|
Bữa chiều: 5 giờ
|
Thứ hai
|
Cháo bí đỏ
|
Súp bánh mì rau củ
|
Thứ ba
|
Súp khoai tây
|
Cháo cá rau chân vịt
|
Thứ tư
|
Cháo cà rốt
|
Súp sữa bí đỏ
|
Thứ năm
|
Cháo bánh mì sữa chua
|
Cháo đậu cove
|
Thứ sáu
|
Cháo cá
|
Sữa đậu nành trộn chuối
|
Thứ bảy
|
Cá sốt đậu Hà Lan
|
Mì udon nấu với nước rau củ
|
Chủ nhật
|
Khoai tây trộn sữa công thức
|
Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua
|
|
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng
|
Bữa sáng: 10 giờ
|
Bữa chiều: 5 giờ
|
Thứ hai
|
Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua
|
Súp bí đỏ hạt sen + canh gà viên
|
Thứ ba
|
Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
|
Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
|
Thứ tư
|
Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
|
Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
|
Thứ năm
|
Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
|
Súp khoai tây cá hồi + su su luộc
|
Thứ sáu
|
Cháo bánh mỳ khoai lang + súp cá rau cải + sữa chua
|
Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
|
Thứ bảy
|
Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
|
Cháo trắng + cá hồi + rau ngót
|
Chủ nhật
|
Cháo thịt đậu bắp + cải bó xôi + bí đỏ + sữa chua dâu
|
Mì trứng gà + súp cà chua cá
|
|
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8-9 tháng
|
Bữa sáng: 10 giờ
|
Bữa chiều: 5 giờ
|
Thứ hai
|
Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
|
Cháo bò nấm + canh bí đỏ
|
Thứ ba
|
Súp khoai lang đậu Hà Lan + sữa chua
|
Mì trứng gà + súp cà chua cá
|
Thứ tư
|
Cháo tôm susu + trứng sốt cà chua
|
Cháo trắng + cá quả xào hành + bắp cải luộc
|
Thứ năm
|
Cháo trắng + cá hồi nấu súp lơ
|
Khoai tây trộn gan gà + súp cà chua
|
Thứ sáu
|
Spaghetti + chuối sữa chua + nước cam loãng
|
Súp cá + trứng hấp nấm rơm
|
Thứ bảy
|
Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
|
Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua
|
Chủ nhật
|
Cháo tôm susu + trứng sốt cà chua
|
Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
|
|
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 9-11 tháng
Khi bước vào giai đoạn này, trẻ bắt đầu ăn tăng 3 bữa/ngày. Mỗi bữa cách nhau 4 tiếng. Mẹ có thể tham khảo thực đơn như sau:
|
Bữa sáng
|
Bữa trưa
|
Bữa tối
|
Thứ hai
|
Nui xào bò
|
Cơm nát + Tim gan gà xào + Củ quả hấp
|
Cơm nát + Cải bó xôi nấu thịt gà
|
Thứ ba
|
Súp dưa chuột phô mai
|
Cơm nát + Bí đỏ hấp + Thịt bò xào
|
Cơm nát + Cải cúc + Đậu hũ hấp
|
Thứ tư
|
Súp khoai tây đậu phụ
|
Cháo mồng tơi thịt lợn
|
Cơm nát + Cá quả xào cà chua + Củ quả luộc
|
Thứ năm
|
Mỳ chũ nấu thịt gà
|
Cơm nát + thịt lợn xào + bí ngồi hấp
|
Cơm nát + Thịt lợn xào ớt chuông
|
Thứ sáu
|
Súp khoai môn thịt lợn
|
Cơm nát + Thịt gà xào cải xanh
|
Cơm nát + Cá quả sốt cà chua
|
Thứ bảy
|
Súp khoai tây phô mai
|
Cơm nát + Thịt lợn + Củ cải sốt bơ
|
Cơm nát + Thịt bò xào + Bí đỏ hấp
|
Chủ nhật
|
Cháo ớt chuông thịt gà
|
Cơm nát + Củ cải xào thịt lợn rừng
|
Cháo cá hồi + Rau ngót nấu nước luộc gà
|
|
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 12-18 tháng
|
Bữa sáng
|
Bữa trưa
|
Bữa tối
|
Thứ hai
|
Súp bánh mì sữa phô mai
|
Cơm nát + Trứng chiên nấm rơm
|
Cơm nát + Su hào xào thịt gà
|
Thứ ba
|
Bánh mì sandwich chiên trứng
|
Cơm nát + Canh rau củ thịt gà
|
ơm nát + Đậu non hấp + Lơ xanh cà rốt hấp
|
Thứ tư
|
Nui sốt thịt bò bằm cà chua
|
Cơm nát + Phi lê cá tẩm bột chiên xù
|
Cháo cải cúc + Cua biển sốt bơ
|
Thứ năm
|
Súp đỗ xanh bí đỏ phô mai
|
Cơm nắm bông cải
|
Cơm nát + Lơ xanh hấp + Canh mùng tơi thịt lợn
|
Thứ sáu
|
Súp khoai môn rong biển
|
Cháo cá hồi + Bí non hấp
|
Cháo măng tây thịt bò
|
Thứ bảy
|
Bánh canh thịt gà
|
Cơm nát + Trứng gà luộc + Cà chua nấu nước gà
|
Bún tôm nấm hương
|
Chủ nhật
|
Bún gà
|
Cơm nát + Rau dền cá bống
|
Cháo gà + Tôm hấp + Bí đỏ hấp
|
|
Những lưu ý trong cách nấu ăn dặm kiểu Nhật
Khi chế biến đồ ăn cho trẻ, mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:
- Chế biến thức ăn không dùng cối xay.
- Không cho gia vị vào thức ăn của trẻ.
- Nên thường xuyên thay đổi các món cho bé.
- Trữ đông nước dùng trong khay đá có nắp đậy để dùng dần.
- Nếu muốn cháo của trẻ nhanh mềm thì mẹ có thể ngâm gạo trước khi nấu từ 30-60 phút.
- Nên dùng thìa súp để định lượng đồ ăn cho bé.
Theo Tâm (thoidaiplus.giadinh.net.vn)