Đồ uống giúp trẻ em có đủ lượng chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là khi các em đang tập thể thao hoặc chơi vui chơi với bạn bè.
Nhưng việc trẻ em uống gì cũng quan trọng như uống bao nhiêu, vì có rất nhiều lựa chọn về đồ uống cho trẻ em ngày nay.
Hiện nay, có rất nhiều loại đồ uống bày bán trên các gian hàng được cho thêm đường, calo, thậm chí là caffeine và không hề có giá trị dinh dưỡng.
Các bác sĩ đã phát hiện ra rằng đồ uống có đường có liên quan đến sâu răng, tăng cân quá mức và dinh dưỡng kém.
Nước trái cây đóng hộp
Các loại nước trái cây đóng hộp có hương vị thơm ngon và thường được trẻ em yêu thích. Nghe cái tên của nó cho chúng ta cảm giác đây là một loại thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.
Nước hoa quả đóng hộp không hề giống các loại nước chúng ta tự vắt hay ép. Nó chỉ có một phần rất nhỏ là chiết xuất từ hoa quả, thành phần còn lại chủ yếu là đường và các loại hương liệu.
Nước ép trái cây nếu để quá lâu không uống sẽ làm chất dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều, các cellulose trong trái cây gần như mất đi hoàn toàn.
Ngoài ra, lượng đường trong nước ép trái cây đóng hộp thường vượt ngưỡng cần thiết hàng ngày. Việc uống quá nhiều như một cách gián tiếp đẩy con bạn đến gần hơn với bệnh tiểu đường.
Nước tăng lực
Một lon nước tăng lực có thể chứa lượng caffeine cao gấp 3-5 lần một lon soda. Nó không hề tốt cho của trẻ nhỏ và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, lo âu, đau đầu, gián đoạn giấc ngủ.
Ngoài ra, nước tăng lực chứa nhiều đường và các chất phụ gia. Trẻ nhỏ thường xuyên uống loại nước này dễ bị tăng cân, béo phì và phải đối mặt với nguy cơ dậy thì sớm.
Và theo một nghiên cứu mới đây của các sinh viên đại học Stanford, việc sử dụng thường xuyên các loại nước tăng lực, trẻ nhỏ sẽ có xu hướng nghiện chơi trò chơi điện tử, uống nhiều đồ uống có đường và hút thuốc.
Nước ngọt có gas
Phải khẳng định một điều rằng, không có một đứa trẻ nào là không thích đồ uống có gas cả.
Chúng thật sự rất thơm ngon và gây kích thích vị giác khi ăn chung với đồ ăn vặt, nhất là kết hợp với gà rán hay thực phẩm chiên khác.
Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng trẻ em tại Đức cho thấy nước ngọt có gas là loại đồ uống có khả năng kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ, dẫn đến loãng xương, gây ra các vấn đề về thận. Loại đồ uống này chứa rất nhiều đường, khiến cơ thể tích mỡ và làm yếu cơ bắp.
Các chuyên gia dinh dưỡng đến từ trường Y, đại học Harvard Mỹ cũng cho rằng nước ngọt có gas chứa quá nhiều đường sucrose, glucose.
Trẻ thường xuyên uống nước ngột có gas rất dễ bị béo phì. Nghiên cứu chỉ ra rằng những bé gái bị thừa cân, béo phì có khả năng dậy thì sớm hơn so với những trẻ nhẹ cân, biếng ăn.
Ngoài ra, nước ngọt có gas còn chứa nhiều glycemic. Chất này có khả năng làm tăng mức insulin và tăng khả năng tiết các hormone sinh dục khiến các bé gái dậy thì sớm hơn.
Đồ uống thể thao
Nhiều người lớn cho rằng đồ uống thể thao là lựa chọn lành mạnh vì chúng chứa nhiều khoáng chất, chất điện giải bù đắp cho những gì đã mất đi trong quá trình trẻ vui chơi, tập luyện.
Tuy nhiên, có một sự thật mà nhiều người không để ý. Đồ uống thể thao chứa rất nhiều đường và calories. Chúng không thực sự cần thiết cho trẻ nhỏ!
Loại đồ uống này được sản xuất cho các vận động viện cần sức bết. Hầu hết trẻ em đều không vận động thể chất nhiều đến mức cần phải sử dụng đồ uống thể thao.
Đồ uống có cồn hương hoa quả
Đồ uống có cồn hương hoa quả chứa những dưỡng chất từ hoa quả như Vitamin C... Tuy nhiên, loại đồ uống này chỉ phù hợp với người trưởng thành, hoàn toàn không phù hợp với trẻ em, dù độ cồn của đồ uống có cồn hương hoa quả chỉ từ 4% đến 6%, rất thấp so với các loại đồ uống có cồn khác.
Đối với trẻ em, hệ tiêu hóa của các bé còn non nớt và chưa thể thích nghi với chất kích thích mạnh, nồng độ cồn sẽ khiến cơ quan tiêu hóa của bé bị tổn thương, ngoài ra, đồ uống có cồn còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và hệ thần kinh của bé.
Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và hệ thần kinh của bé. Và nhận thức về việc cơ thể không được giữ ấm sẽ hạn chế hơn so với người trưởng thành, các bé thường cảm thấy nóng khi uống đồ uống có cồn, từ đó, các bé không biết tự giữ ấm cho cơ thể, dẫn đến cảm lạnh, cóng hoặc nguy hiểm đến tính mạng.