Kỳ nghỉ của các bé đã đến, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết làm gì để lấp đầy thời gian trống của con. Trong khi việc giữ các con ngồi vào bàn học là không thể, tivi, điện thoại giúp trẻ giải trí nhưng lại không những không mang đến lợi ích mà còn gây ra nhiều tai hại.
Thời điểm này, STEAM là phương án lý tưởng cho các ông bố bà mẹ, vừa lấp đầy thời gian nghỉ của con vừa giúp con phát triển trí não toàn diện.
Vậy làm thế nào để bắt đầu kế hoạch STEAM cho con? Cha mẹ có thể tiến hành theo từng bước sau.
STEAM là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản STEAM là phương pháp ứng dụng giáo dục tương tác đa chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics) và Nghệ thuật (Art) được áp dụng trong trường học. Mục đích chính của kế hoạch này là làm cho việc học trở nên thú vị, đồng thời, cải thiện khả năng tập trung của trẻ.
Hiện nay, có rất nhiều trường mẫu giáo áp dụng phương pháp STEAM này để dạy trẻ. Nhờ đó, trẻ nhỏ được sớm làm quen với công nghệ tiên tiến, đồng thời rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề.
Với những ngày ở nhà, cha mẹ cũng có thể ứng dụng STEAM để trẻ có thể vừa học vừa chơi với những cách sau:
6 hoạt động STEAM hữu ích cho trẻ ngay tại nhà
Để giúp kỳ nghỉ hè của con trải qua thật ý nghĩa, cha mẹ có thể cùng con tham gia 6 hoạt động STEAM dưới đây, chắc hẳn 6 hoạt động STEAM có thể giữ bé “bận rộn” suốt ngày.
Tự làm ống nhòm tàu ngầm (kính tiềm vọng)
Nguồn clip: YouTube Mr Useful.
Cha mẹ và con có thể chế tạo một chiếc kính tiềm vọng từ những miếng xốp hoặc lõi giấy vệ sinh và sau đó để con tự do khám phá tất cả các ngóc ngách. Hoạt động này giúp trẻ rèn luyện các phản xạ và cũng tìm hiểu một chút về toán học, biết được cách đo đạc chiều dài như các góc.
Hoạt động này giúp trẻ rèn luyện các phản xạ và cũng tìm hiểu một chút về toán học, biết được cách đo đạc chiều dài như các góc. (Ảnh minh họa)
Tự làm vòng tay tình bạn
Nguồn clip: YouTube simpleDIYs.
Cha mẹ có thể cùng con tự làm những chiếc vòng tay xinh xắn bằng cách sử dụng hạt cườm, giấy báo, bột ngô,... Hoạt động này giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp tay và mắt và tất nhiên, giúp các con phát huy khả năng sáng tạo.
Hoạt động tự làm vòng tay giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp tay và mắt. (Ảnh minh họa)
Tự làm tên lửa từ chai nhựa
Nguồn clip: YouTube CraftTestDummies.
Chỉ cần một chai giấm nhỏ, baking soda, cha mẹ đã có thể cùng con tạo ra một “động cơ tên lửa". Với thí nghiệm này, trẻ có thể hiểu được nguyên lý phản ứng của axit với các chất.
Một lưu ý dành cho cha mẹ là chỉ nên cho con quan sát chứ không tự thực hiện trò chơi này khi có sự giám sát của người lớn. Tuyệt đối không để con tiếp xúc trực tiếp với các chất này.
Chỉ cần một chai giấm nhỏ, baking soda, cha mẹ đã có thể cùng con tạo ra một “động cơ tên lửa". (Ảnh minh họa)
Thử thách thả trứng
Nguồn clip: YouTube Mr.Toolbox.
Hãy cùng trẻ tìm cách tạo ra một vật dụng có thể giữ nguyên vẹn một quả trứng gà sống khi thả từ trên cao xuống. Đây là một thử thách khá vui nhộn, kích thích trí não.
Trẻ chỉ cần sử dụng những vật liệu dễ dàng tìm được như: giấy báo, vải, vật dụng thủ công,... để đảm bảo trứng không bị nứt khi chạm đất.
Thử thách thả trứng là một thử thách khá vui nhộn, kích thích trí não. (Ảnh minh họa)
Khóa học lốp xe Ninja
Nguồn clip: YouTube Hernandez Tires.
Cha mẹ có thể lấy lốp xe cũ và xây dựng một thử thách vượt chướng ngại vật thú vị cho con, thử thách này thiên về thể chất hơn và giúp trẻ phát triển các kỹ năng nhận thức và vận động tốt hơn.
Với trò chơi này, cha mẹ nên cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham gia để đảm bảo an toàn, đồng thời, quá trình chơi của con cũng cần được cha mẹ quan sát chặt chẽ.
Thử thách này thiên về thể chất hơn và giúp trẻ phát triển các kỹ năng nhận thức và vận động tốt hơn. (Ảnh minh họa)