Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể bắt nguồn từ thực phẩm bé được nạp vào từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc do bé bú bình không đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng sôi bụng kèm theo tiêu chảy, đi ngoài, ọc sữa...đôi khi có thể là bệnh lý nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng phổ biến, nhất là trong giai đoạn từ 3 tuần đến 18 tuần tuổi. Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi kèm đầy hơi, xì hơi... Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, vẫn chưa phát triển đầy đủ. Ngoài những âm thành từ bụng, một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang bị sôi bụng như: đi ngoài nhiều, ọc sữa, xì hơi ngay sau khi bú…

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? - 1

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do nhiều nguyên nhân. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Ngoài chế độ ăn uống và dinh dưỡng hàng ngày thì bé sơ sinh bị sôi bụng có thể là do một số nguyên nhân sau:

- Do bé không hấp thụ được thành phần lactose trong sữa:

Lactose là một loại đường thường có trong thành phần các loại sữa công thức. Nếu như bé được bú ngoài quá sớm thì cơ thể có thể sẽ chưa sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose. Từ đó có thể dẫn đến vấn đề sôi bụng do lactose không được tiêu hóa hết và tích tụ ở ruột.

- Do chế độ ăn uống của người mẹ:

Với những bé được bú mẹ hoàn toàn thì chế độ ăn uống có thể chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sôi bụng của trẻ. Nếu như mẹ ăn quá nhiều loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc khó tiêu có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa bé bú được.

- Do bé được bú không đúng cách:

Việc bú bình không đúng cách sẽ làm cho bé nuốt nhiều không khí vào dẫn đến tình trạng sôi bụng. Không những thế, nếu như pha sữa ngoài sai cách, không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ gây nên tình trạng sôi bụng.

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng

- Bụng bé thường phát ra âm thanh ọc ọc, ùng ục.

- Trẻ thường xuyên bị ọc sữa, nôn trớ.

- Trẻ thường quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm và bỏ bú.

- Trẻ bị đi ngoài, tiêu chảy.

- Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể tự khỏi, là hiện tượng bình thường nếu được phát hiện nguyên nhân gây sôi bụng và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị sôi bụng, đầy bụng kéo dài không khỏi, phân trẻ kéo dài bất thường kèm theo các triệu chứng như:

- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài:

Sôi bụng đi ngoài ở trẻ thường bị gây nên bởi sự nhiễm khuẩn của cả vi trùng lẫn virus, đôi khi cũng có thể do bị ngộ độc thực phẩm bởi các kí sinh trùng gây nên. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như uống quá nhiều nước ép (với trẻ sơ sinh 5,6 tháng tuổi đã ăn dặm), pha sữa không đúng cách hoặc ngộ độc, dị ứng thực phẩm từ sữa bò, sữa công thức sử dụng sữa bò hoặc các thực phẩm làm từ sữa...

Triệu chứng và biểu hiện rõ nhất của trẻ sơ sinh sôi bụng tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc hơn trong một ngày và trẻ quấy khóc, bỏ ăn.

- Trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng và xì hơi:

Trường hợp này không đáng lo ngại bởi bé có thể bị sôi bụng và xì hơi do một số nguyên nhân đã kể trên như do lactose gây rối loạn tiêu hóa, mẹ cho bé bú không đúng cách, thành phần từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Trẻ sơ sinh sôi bụng và ọc sữa, nôn trớ:

Nguyên nhân chủ yếu có thể là do mẹ cho bé bú bình quá sớm dẫn đến bé chưa thích nghi, cho bé bú không đúng cách và núm vú không vừa miệng, bình sữa không được vệ sinh đúng cách hoặc trẻ không hấp thụ được lactose...

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? - 2

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do đi ngoài, mẹ nên chú ý. (Ảnh minh họa)

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Dựa trên những nguyên nhân chính gây nên tình trạng sôi bụng của bé, mẹ hãy bình tĩnh tìm ra cách khắc phục kịp thời như:

- Thay đổi tư thế bú cho bé:

+ Với những bé đang bú bình, hãy đảm bảo bé ngậm vừa núm vú để bé không bị nuốt không khí vào bên trong khi bú, cha mẹ nên tuyệt đối tránh điều này vì không khí có thể gây tình trạng sôi bụng cho bé.

+ Với những bé bú mẹ nhưng vẫn quấy khóc và nghe tiếng bụng sôi thì lập tức đổi tư thế cho bé bú như: Đặt bé lên vai, vỗ nhẹ lưng để trẻ ợ nóng ra ngoài. Đặt bé nằm ngửa, tiếp theo gập gối trẻ một cách nhẹ nhàng và liên tục.

- Chọn loại sữa công thức phù hợp:

Nếu trẻ không hấp thụ được lactose thì mẹ nên thực hiện cắt giảm khẩu phần sữa và cho bé ăn từ từ để cơ thể sản sinh ra men tiêu hóa đường lactose. Nếu trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm và nhạy cảm với những chế phẩm từ sữa, mẹ có thể bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa canxi khác để đảm bảo trẻ phát triển xương và răng như sữa đậu nành, nước cam, cua, tôm, ốc, cá hồi, các loại rau màu xanh đậm...

- Đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu như tình trạng bệnh kéo dài:

Nếu như trẻ sơ sinh bị sôi bụng lâu ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm thì phụ huynh hãy đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách. Đặc biệt, với những bé dưới 3 tháng tuổi bị sôi bụng thường xuyên, bụng hay căng trướng xì hơi, ọc sữa, đi ngoài tiêu chảy nhiều sau khi bú thì cần đưa bé đến bệnh viện.

Mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Massage bụng cho bé

Việc massage bụng cho bé sẽ giúp làm gia tăng nhu động trong dạ dày và đường ruột để hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru hơn, giảm thiểu tình trạng đầy hơi bằng cách ấn 3 ngón tay thật nhẹ nhàng lên vùng bụng, giữ lực ấn. Sau đó, di chuyển ngón tay theo chiều kim đồng hồ và lặp lại nhiều lần.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? - 3

Massage bụng cho bé là mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Cho bé cử động đạp chân

Thực hiện cho bé cử động đạp chân như tư thế xe đạp bằng cách nhẹ nhàng giữ hai cổ chân của bé rồi giúp chuyển động như đang đạp xe.

Dùng củ hành hoặc củ tỏi

Mẹ có thể dùng củ tỏi hoặc củ hành nướng lên rồi bỏ vào miếng gạc và đặt lên rốn của bé khi bị đầy bụng. Không được đặt trực tiếp qua da bé sẽ gây bỏng, cần quấn trong một miếng vải mỏng. Khoảng vài phút sau sẽ thấy bé sẽ bớt sôi bụng và xì hơi được.

Dùng lá trầu không

Đây là mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh đã được áp dụng từ lâu do trầu không có đặc tính nóng ấm, giúp giữ cho tá tràng không bị tấn công bởi gốc tự do và chất độc. Để giảm sôi bụng cho bé, mẹ hãy hơ ấm lá trầu không và vuốt lên bụng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới, lặp lại động tác hơ và vuốt nhiều lần trong vòng khoảng 5 phút. Tuy nhiên da bé rất dễ bị phỏng rát, do đó mẹ cần hết sức cẩn thận kiểm tra nhiệt độ lá trầu trước khi áp vào cơ thể bé.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống của mẹ cũng rất quan trọng đối với việc phòng ngừa sôi bụng cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm ít mỡ, thức ăn có nhiều tính nóng, nên ăn nhiều loại rau củ và hoa quả tươi, các loại hạt (hạt lanh, hạt chia, hạt bí, hạt điều), sữa chua, uống ít nhất 2 lít mỗi ngày.

Mẹ cũng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, đặc biệt là các loại bánh kẹo có nhiều đường, không ăn các loại thực phẩm tươi sống, thịt cá, trứng và hải sản chế biến chưa kỹ…

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? - 5

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì. (Ảnh minh họa)

Đối với trường hợp mẹ sôi bụng, đi ngoài thì nên tạm dừng cho bé bú và tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp phải dùng thuốc đi ngoài cho mẹ đang cho con bú. Ngoài ra, mẹ không nên ăn các món ăn chứa hải sản, một số loại như rau đay, rau mồng tơi, giá đỗ, cà chua, cam quýt, súp lơ, cải bắp, các sản phẩm sữa từ đậu nành... Sau khi đã hết đi ngoài, mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường.

Bên cạnh đó, mẹ sau sinh thường bị thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể còn yếu nên có thể dễ bị nhiễm bệnh nên nếu không phải nguyên nhân từ chế độ ăn uống của mẹ thì vấn đề sôi bụng ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường. Với trường hợp bé bị sôi bụng nhưng mẹ không bị sôi bụng, đi ngoài thì mẹ vẫn cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, mẹ phải cần giữ ấm bụng, bầu ngực, tránh bị lạnh để sữa không bị lạnh khi cho bé bú.

Chăm sóc trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô
Theo Linh San Tổng hợp (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)