Sốt xuất huyết là căn bệnh xảy ra tại tất cả các nước trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, căn bệnh này lưu hành cả 3 miền, bao gồm cả thành thị và nông thôn. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường sẽ bùng phát thành dịch vào mùa mưa, đặc biệt là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em rất nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Trẻ sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện?
Ban đầu, khi bị sốt xuất huyết, trẻ sẽ chỉ có các dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ như đau đầu dữ dội tại vùng trán, sau nhãn cầu, nổi mẩn, phát ban da hoặc sốt cao đột ngột kéo dài từ 2-7 ngày và rất khó hạ sốt. Khi bị sốt xuất huyết nhẹ, trẻ có thể được điều trị tại nhà, tuy nhiên, sốt xuất huyết có thể trở nặng đột ngột và cần phải đưa trẻ nhập viện gấp.
Cha mẹ cần phải đưa trẻ vào bệnh viện ngay nếu trẻ có các biểu hiện sau:
- Trẻ tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.
- Các triệu chứng nôn và buồn nôn tăng lên về số lần, lượng dịch nôn.
- Trẻ than đau bụng hoặc tăng dần cảm giác đau.
- Số lần đi tiểu ít: số lần đi ít hơn và số lượng cũng giảm hơn (trên 6 giờ không đi tiểu tiện).
- Xuất hiện các vị trí chảy máu như chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Khi nhập viện, bác sĩ sẽ đánh giá thêm các dấu hiệu sốt xuất huyết nặng khác là tiểu cầu giảm, gan to, phù nề và tràn dịch để đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
Trẻ sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện? (Ảnh minh họa)
Chú ý các giai đoạn sốt xuất huyết ở trẻ
Các triệu chứng chính của bệnh sốt xuất huyết của trẻ em là sốt cao kèm theo nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng đặc biệt là vùng hạ sườn phải kèm theo buồn nôn và nôn, thỉnh thoảng ho khan và hơi đau họng. Diễn biến bản chất của bệnh là khoảng 3-9 ngày và có thể tự khỏi ở những trẻ khỏe mạnh đã được bù nước đầy đủ. Có 3 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em gồm:
- Giai đoạn I: Giai đoạn sốt cấp tính (khoảng ngày 1-5). Ở giai đoạn này, người bị sốt cao (39-40 độ C) kèm theo đau nhức, đau bụng, buồn nôn, nôn. Thuốc hạ sốt như paracetamol rất quan trọng để hạ nhiệt độ cơ thể nhằm cung cấp cho cơ thể giảm thiểu mất nước.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng thức ăn và dịch điện giải, sẽ thay thế dịch trong tuần hoàn cho trẻ khi bị bệnh. Nếu trẻ không ăn/uống và trông yếu ớt, cần đến cơ sở y tế khẩn cấp.
- Giai đoạn II: Giai đoạn quan trọng. (khoảng ngày 5-7), ở giai đoạn này khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, thông thường trong vòng 24 giờ, huyết tương (phần chất lỏng của thành phần máu) bị rò rỉ và huyết áp sẽ giảm xuống.
Trẻ sẽ bồn chồn, suy nhược, da tím tái, mạch nhanh, trường hợp nặng có tiểu cầu rất thấp có thể nôn ra máu, xuất huyết nội tạng và tử vong do suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp do xuất huyết nội/ứ dịch.
- Giai đoạn III: Giai đoạn hồi phục. Phải mất một vài ngày để trẻ trở lại bình thường. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ thèm ăn trở lại, nhịp tim chậm hơn, phát ban ở chân và tay và đi ngoài nhiều nước hơn.
Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào?
Không có phương pháp điều trị kháng vi-rút cụ thể cho bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị bệnh tại nhà, cha mẹ hãy kiểm soát cơn sốt bằng cách cho trẻ uống paracetamol theo quy định và dùng khăn ấm để làm mát cho trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước và theo dõi các dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như đi tiểu ít hơn, khô miệng, lưỡi hoặc môi, ít hoặc không có nước mắt khi khóc và một nốt mềm lõm trên đầu.
Cần phải liên hệ bác sĩ ngay nếu trẻ có các biểu hiện nặng. (Ảnh minh họa)
Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết sẽ tự khỏi trong vòng một hoặc hai tuần. Khi cơn sốt biến mất, hãy để ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng, chẳng hạn như đau dạ dày, nôn mửa, chảy máu mũi hoặc nướu răng và cảm giác mệt mỏi, bồn chồn hoặc cáu kỉnh. Liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa nếu bé có các biểu hiện nặng hơn.
Điều trị sốt xuất huyết nặng ở trẻ em tại bệnh viện bao gồm truyền dịch và muối vào tĩnh mạch để thay thế lượng dịch bị mất do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong một số trường hợp hiếm hoi, các bác sĩ có thể phải tiến hành truyền máu.
Các biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ em khi không được điều trị kịp thời
Trẻ em là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết dạng nặng được gọi là sốt xuất huyết Dengue. Các biến chứng do sốt xuất huyết Dengue nặng có thể bao gồm:
- Co giật
- Bệnh về não
- Hình thành các cục máu đông
- Gây tổn thương cho gan và phổi
- Tổn thương tim
- Hội chứng sốc sốt xuất huyết
Kết quả lâu dài của bệnh sốt xuất huyết Dengue phụ thuộc vào mức độ phát hiện và chăm sóc sớm tình trạng bệnh. Thực hiện các phương pháp điều trị kịp thời khi cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nặng ở trẻ có thể giúp thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng.
Để đối với bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, tốt nhất là nên diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng) và phòng chống muỗi đốt. Thu gom và phân hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như ống bơ, chai lọ vỡ, vỏ dừa..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp những dụng cụ chứa nước nếu không dùng đến.
Phòng chống muỗi đốt cần phải ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, kem xua muỗi, hương muỗi, vợt điện diệt muỗi...