Tất cả các bà mẹ đều mong muốn con mình thật thông minh để có sự phát triển tốt khi trưởng thành, sớm thành công trong tương lai. Chính vì thế, mỗi người có những quan điểm riêng để đánh giá một đứa trẻ thông minh và câu hỏi được khá nhiều phụ huynh thắc mắc: Liệu đứa trẻ trầm lặng hay đứa trẻ càng nghịch ngợm sẽ càng thông minh?
Chị Ayu có một cậu con trai 7 tuổi, bé rất nghịch ngợm, chạy nhảy nô đùa suốt cả ngày. Mặc dù Ayu luôn cảm thấy kiệt sức để chăm sóc một đứa trẻ như vậy nhưng chị không hề ngăn cấm con mình nghịch ngợm, ngược lại còn tỏ ra vô cùng hài lòng.
Theo quan điểm của Ayu, những đứa trẻ càng nghịch ngợm thì chúng càng thông minh hơn bởi vận động nhiều sẽ giúp chúng phát triển trí não hơn những đứa trẻ khác.
Vào một ngày nọ, chị Ayu nhận được một cuộc điện thoại từ giáo viên của con nói rằng điểm thi của bé không đạt yêu cầu nên phụ huynh cần đến gặp cô giáo. Ayu trở nên lo lắng và tự hỏi, liệu có vấn đề gì ở bài thi không chứ bình thường chị nghĩ con chị là đứa rất thông minh.
Sau khi đến trường, Ayu biết được con chị có điểm thi thực sự rất thấp, thuộc top cuối của lớp. Hóa ra, con chị bình thường rất nghịch ngợm, trong lớp không hề nghe lời cô giáo, không nghiêm túc học dẫn đến kết quả thi mới kém như vậy.
Không chỉ thế, cô giáo còn tiết lộ rất có thể đứa trẻ còn mắc ADHD (tăng động giảm chú ý). Cô giáo mong chị Ayu có thể đưa con đi kiểm tra tại bệnh viện. Ayu thực sự bị khó hiểu, không phải đứa trẻ càng nghịch ngợm thì càng thông minh sao, nhiều người vẫn hay nói như thế. Tại sao con mình lại không?
Trên thực tế, những đứa trẻ thông minh thường có nhiều hành vi khác nhau. Nghịch ngợm có thể là một trong số đó nhưng không phải là điều kiện cần. Vậy, những đứa trẻ nghịch ngợm thông minh hay những đứa trẻ trầm tính sẽ thông minh hơn? Cha mẹ có thể tham khảo một phân tích đơn giản dưới đây.
1. Đứa trẻ nghịch ngợm
Những đứa trẻ nghịch ngợm thường có xu hướng năng động và hoạt bát hơn, không chỉ biết nói mà còn rất khéo léo. Nhưng đây không phải là một biểu hiện thông minh của trẻ, những trẻ này khó bình tĩnh trong học tập, dễ bị tác động bởi thế giới bên ngoài và bị điểm kém.
Những đứa trẻ này thường nghịch ngợm, hiếu động, khó tập trung làm việc, dù có tài năng về mặt nào đó cũng khó phát huy, tu dưỡng tốt. Nếu trẻ em muốn thành công, chúng thường cần sự siêng năng và chăm chỉ, chỉ nghịch ngợm thì không thể thành công một cách ngẫu nhiên.
2. Đứa trẻ trầm lặng
Những đứa trẻ ít nói thường có thể ổn định để làm mọi việc, có thể tập trung suy nghĩ và học tập, điều này rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, những đứa trẻ này thường ít nói và không thể diễn đạt tốt suy nghĩ của mình, điều này sẽ ảnh hưởng đến ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Để trẻ thành công, không chỉ cần tập trung học mà còn cần học cách diễn đạt.
Nhìn chung, nghịch ngợm hay trầm lặng, ít nói chỉ là vấn đề tính cách và khó đánh giá bé nào thông minh hơn. Một số trẻ cảm thấy buồn thì sẽ im lặng, bé thấy bồn chồn chân tay sẽ nghịch ngợm còn chúng không thực sự thông minh. Vì vậy, bất kể con nghịch ngợm hay ít nói, cha mẹ đều cần chăm sóc con thật tốt, giúp con sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại để bé phát triển tốt hơn.