Các bậc cha mẹ thường truyền tai nhau rằng khi bắt đầu tập nói, người đầu tiên mà trẻ bập bẹ gọi tên chính là người chúng mến nhất. Là một người mẹ, người đã trải qua 9 tháng gian khổ và chịu vô số đau đớn mới sinh được con ra, rồi lại dày công chăm sóc con từ khi mới lọt lòng nên ai cũng muốn con sẽ gọi tiếng “mẹ” đầu tiên.
Cũng với suy nghĩ này, một người mẹ trẻ đã vô cùng thất vọng vì con trai mình lại bập bẹ tiếng “bố” đầu tiên. Vậy liệu có thật sự là trẻ mến ai sẽ gọi người đó đầu tiên không?
(Ảnh minh họa)
Cậu bé Kiệt - con trai chị Lý đã biết nói bập bẹ từ khi được 5 tháng. Với tâm lý nếu con gọi mình trước có nghĩa là con thích mình hơn nên mỗi ngày chị Lý đều dành ít nhất 5 phút để dạy con gọi “mẹ”. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của chị dường như vô nghĩa, khi đã sắp đến sinh nhật 1 tuổi, cậu bé có vẻ gặp nhiều khó khăn khi gọi “mẹ”.
Cho đến một ngày nọ, khi chị Lý và chồng đang ngồi chơi cùng con trai, cậu bé bỗng gọi lớn tiếng “baba”. Thấy chồng chị hét lên trong sung sướng, cậu bé càng phấn khích và tiếp tục gọi “baba” ngày càng rõ. Trong khi chị Lý lại thất vọng tràn trề. Bởi vì, không như chị, công việc của chồng chị Lý rất bận, anh thường ra khỏi nhà từ sớm và thường hay tăng ca nên thời gian anh ở bên chơi với con trai rất ít. Chị Lý thật sự không hiểu tại sao con trai mình lại gọi “ba” trước.
(Ảnh minh họa)
Quá buồn, chị Lý đã chia sẻ câu chuyện của mình và nhận được không ít đồng cảm từ nhiều bà mẹ bỉm sữa khác. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bà mẹ giải thích rằng những từ ngữ đầu tiên mà bé thốt lên không thể hiện chúng có "mến người đó không. Vấn đề nằm ở chỗ trẻ cảm thấy từ nào dễ dàng để nói ra.
Một bà mẹ còn chia sẻ, con gái của mình đã gọi tiếng “cô” đầu tiên. Nhiều bé còn nói tiếng “dạ” hay “bà” đầu tiên,
Vậy tại sao em bé lại thường không gọi mẹ trước?
Khả năng ngôn ngữ của bé cần phát triển từ từ, phải trải qua một quá trình tập luyện dài từ lúc bắt đầu biết bập bẹ nói cho đến khi phát ra được âm thanh hoàn chỉnh. Những từ ngữ đầu tiên của bé hoàn toàn không phải vì bé mến ai hơn. Vì vậy, các mẹ đừng buồn khi từ đầu tiên con gọi không phải là mình, nguyên nhân bé ít gọi “mẹ” hơn có thể đến từ một số yếu tố sau.
(Ảnh minh họa)
1) Khả năng bắt chước của bé còn hạn chế
Các bà mẹ thường rất bối rối vì mất bao công sức để dạy con gọi “mẹ” hay “mama ”, mà con cứ gọi “baba ” hay “bà”. Nguyên nhân chính là do khả năng bắt chước của bé còn hạn chế, khi thấy người lớn nói chuyện, bé chỉ để ý khẩu hình của cha mẹ chứ thật chưa biết cách phát âm chính xác.
Khi bé bắt chước khẩu hình của mẹ, bé nghĩ nó giống với giọng nói của mẹ nhưng lại vô tình tạo ra âm thanh của “baba”. Vì vậy, có thể bé tuy ngoài miệng gọi bố nhưng thực chất trong lòng bé đang gọi mẹ chứ không phải vì bé không yêu mẹ.
2) Phát âm “mẹ” khó hơn
Đối với một em bé còn nhỏ chưa biết nói thì việc nói từ “mẹ” hay “mama” thành công quả là điều không dễ dàng. Trong khi đó, những từ “baba”, “bà”,... lại dễ phát âm hơn.
3) Gọi “ba” trước giúp khơi khơi dậy tinh thần trách nhiệm của người cha
Thực ra, việc bé gọi bố trước cũng là điều tốt. Nhiều bà mẹ vẫn phàn nàn chồng mình ít khi dành thời gian bên con có thể do họ không trải qua quá tình mang thai khổ cực nên chưa hoàn toàn ý thức được trách nhiệm cao cả của mình. Việc trẻ gọi “ba” đầu tiên có thể nhanh chóng gợi lên tinh thần trách nhiệm của người cha đối với con.
Gọi “ba” khi đói, gọi “baba” khi chơi, gọi “baba” cả khi ngủ, điều này sẽ khiến cha có động lực hơn khi chăm con, đồng thời cũng giúp mẹ cảm thấy được san sẻ hơn.
(Ảnh minh họa)
Các cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ 0-3 tuổi
Ngoài việc quan tâm xem trẻ gọi ai trước, cha mẹ cũng cần quan tâm đến các mốc phát triển mà bé cần đạt được trong quá trình tập nói để kịp thời phát hiện trẻ có bị chậm nói hay không.
- Từ 4 - 6 tuần tuổi: bé biết cười.
- Từ 7 - 9 tuần tuổi: bé có thể phát ra những âm thanh đầu tiên.
- Từ 3 - 6 tháng tuổi: bé cười thành tiếng và biết hóng chuyện.
- Từ 6 - 9 tháng tuổi: bé xác định được nguồn gốc của âm thanh, bập bẹ phát âm gây sự chú ý và phát âm các phụ âm như b, m, n.
- Từ 9 - 11 tháng tuổi: bé biết bắt chước cách tặc lưỡi hoặc những điều người lớn dạy bé. Bé bắt đầu biết bập bẹ 2 âm tiết (ba ba) và biết hiểu, thực hiện các lệnh đơn giản.
- Từ 12 - 15 tháng tuổi: bé biết sử dụng một hoặc hai từ phổ biến có ý nghĩa như bà, bố, mẹ và hiểu được những từ cơ bản.
- Từ 15 - 18 tháng tuổi: bé biết nói những từ ngắn và nói được tên người, tên các loài động vật, đồ chơi quen thuộc theo yêu cầu.
- Từ 18 - 21 tháng tuổi: bé nhận biết được từ 6 - 20 từ quen thuộc.