Đứa trẻ nào cũng mắc lỗi, tuy nhiên bố mẹ không nên tùy ý la mắng con. Việc bố mẹ thường xuyên chỉ trích con trẻ vào những thời gian này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển trí tuệ của trẻ về sau.
Mắng con nơi đông người
Một số bố mẹ thường bị cơn nóng giận lấn át mà vô tình chỉ trích hay phê bình con ở nơi đông người, khi trẻ phạm phải một sai lầm nào đó.
Cũng giống như người lớn, trẻ luôn có nhu cầu cần được tôn trọng và thể hiện bản thân mình. Vậy nên bố mẹ hãy cố gắng để hiểu suy nghĩ của trẻ và chọn cách ứng xử thích hợp với con khi đang ở giữa đám đông. Đặc biệt, việc bố mẹ đem sai lầm của trẻ ra nói trước đám đông sẽ khiến trẻ dần trở nên tự ti, nhút nhát hoặc khó kiểm soát được cảm xúc sau này.
Mắng con nơi đông người là điều bố mẹ nên tránh.
Mắng con trong lúc ăn
Chúng ta thường thấy rằng thời điểm gia đình cùng nhau ăn cơm là lúc bố mẹ la mắng con trẻ nhiều nhất, có thể hiểu như những lỗi lầm của trẻ được bố mẹ gôm lại và mang ra để chỉ trích trẻ. Điều này thật sự sẽ tạo nên những cảm xúc tiêu cực ở trẻ, không chỉ khiến con ăn uống không ngon mà không khí vui vẻ của gia đình cũng biến mất.
Nếu bố mẹ la mắng con trong khi ăn sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.
Vì vậy, việc chỉ trích trẻ trong lúc ăn không những không giáo dục được trẻ mà còn tạo hiệu ứng ngược, trẻ dần chán ghét việc ăn uống và gặp mặt bố mẹ, không còn muốn gắn kết tình cảm gia đình với bố mẹ. Đây thực chất là một thời điểm không thích hợp để dạy dỗ con cái.
La mắng khi trẻ đang ngủ
Nếu bố mẹ muốn dạy dỗ con, hãy tránh khi bé đang ngủ, bởi việc la mắng vào thời điểm này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, con có thể gặp ác mộng, hay sợ hãi giật mình trong đêm. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất của trẻ. Thay vì la mắng, bố mẹ có thể trao cho con một cái ôm hay nụ hôn để bé chuẩn bị tinh thần tốt vào ngày mới.
Bố mẹ la mắng khi con đang ngủ, có thể khiến bé gặp ác mộng trong giấc ngủ.
Khi trẻ đã biết nhận lỗi
Bố mẹ tiếp tục la mắng con khi trẻ đã biết lỗi lầm của mình là điều mà bố mẹ tuyệt đối nên tránh. Thực ra mọi đứa trẻ đều nhận thức của riêng mình, trẻ ý thức được hành động của mình, nếu bố mẹ không dừng việc la mắng con, điều này có thể phản tác dụng, khiến trẻ không còn thấy hối lỗi hoặc thậm chí cãi lời lại bố mẹ.
Nếu mẹ tiếp tục trách mắng khi con đã biết nhận lỗi, điều này khiến trẻ không còn thấy hối lỗi hoặc thậm chí cãi lời lại bố mẹ.
Khi tâm trạng của bố mẹ tồi tệ
Nhiều trường hợp bố mẹ không chỉ trích con vì trẻ phạm phải sai lầm, mà bố mẹ la mắng con vì chính bản thân mình đang gặp phải những cảm xúc tiêu cực. Trong lúc la mắng con, lời nói khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương. Tại sao một đứa trẻ lại phải gánh chịu những điều này? Tốt nhất bố mẹ nên biết cách giữ bình tĩnh và tránh làm tổn thương đến tâm lý của trẻ.
Không nên trút giận lên người bé khi cảm xúc của bố mẹ tồi tệ.
Không phủ nhận việc bố mẹ la mắng con cũng tạo ra một số tích cực như để con nhận ra lỗi lầm của mình, tuy nhiên bố mẹ nên hiểu rằng việc la mắng con là đẻ trẻ sửa sai chứ không phải để giải tỏa cơn nóng giận. Vậy nên, bố mẹ hãy động viên, dùng lời lẽ nhẹ nhàng để hướng dẫn con thay vì chọn cách la mắng.