Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, trẻ sinh sau 39 tuần thai kỳ thường ít mắc các bệnh về đường hô hấp hơn so với thai sinh trước tuần 39. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tuổi thai càng lâu càng tốt, nếu thai quá tháng thì khả năng thai nhi gặp nguy hiểm sẽ tăng lên. Thế nhưng, bà mẹ dưới đây lại quan niệm rằng “nuôi con trong bụng một ngày bằng nuôi bên ngoài 10 ngày” nên tuổi thai tuy đã 43 tuần nhưng chị ta vẫn đủng đỉnh, không hề lo lắng để rồi phải ôm hận về sau.
Theo đó, bà mẹ này tên là Đình Đình, sống ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ngay sau khi kết hôn, Đình Đình đã mang thai và hạ sinh bé Đại Bảo. Khi con trai được 3 tuổi, người phụ nữ cùng chồng quyết định sinh con thứ 2.
Đình Đình khá chủ quan khi mang thai đứa con thứ 2. Ảnh minh họa
Vì đã có kinh nghiệm nên Đình Đình cảm thấy việc mang thai và sinh nở rất “dễ dàng”. Khi mang thai đứa con thứ 2, thai phụ chỉ tới bệnh viện để làm một số xét nghiệm cần thiết và chị cảm thấy thoải mái khi tất cả kết quả đều bình thường. Thấy con phát triển bình thường, chị cũng chẳng đi siêu âm, tái khám nữa để đỡ rắc rối và tiết kiệm tiền bạc.
Thời gian cứ thế trôi qua, cái thai trong bụng Đình Đình ngày càng lớn hơn, con trai liên tục cử động khiến chị rất hạnh phúc. Khi sắp tới ngày sinh nở, thai phụ lại thấy con ít cử động hơn trước nên chị có đôi chút lo lắng. Thế nhưng, mẹ chồng lại nói rằng trẻ sinh càng muộn càng thông minh và khỏe mạnh nên thai phụ cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều.
Mãi tới khi thai nhi được 43 tuần, Đình Đình mới chịu đến bệnh viện thăm khám vì con yêu không còn cử động nữa. Nhận thấy tình trạng không ổn nên bác sĩ nhanh chóng sắp xếp lịch khám cho chị. Sau hàng loạt bài kiểm tra chi tiết, bác sĩ xác định thai nhi bị mất oxi trong bụng mẹ.
Do thai nhi bị ngạt thở trong bụng mẹ nên bác sĩ phải phẫu thuật ngay lập tức. Ảnh minh họa
Để đảm bảo an toàn cho người mẹ, bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Trong phòng mổ, khi bác sĩ vừa mở tử cung của người mẹ ra thì một mùi hôi bốc lên, xộc thẳng vào mũi các nhân viên y tế có mặt lúc đó. Nước ối trong tử cung bị đục, thai nhi bị chết ngạt.
Sau khi được cấp cứu, tình trạng của Đình Đình không có gì quá nghiêm trọng, nhưng con trai chị đã ra đi mãi mãi. Sự hối hận và tự trách khiến chị suy sụp trong một thời gian dài. Nhìn thấy Đại Bảo chạy nhảy xung quanh, bà mẹ lại nhớ tới cậu con trai thứ 2 chưa kịp chào đời của mình.
Đình Đình vô cùng hối hận và tự trách sau cái chết của đứa con thứ 2. Ảnh minh họa
Trên thực tế, thai nhi già tháng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như:
- Gây nhiễm trùng trong tử cung: Mang thai quá tháng khiến khả năng mẹ bầu bị nhiễm trùng tử cung cao hơn. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, người mẹ có thể phải cắt bỏ tử cung.
- Khó sinh: Tuổi thai quá lớn dẫn đến thai nhi lớn khiến việc sinh nở diễn ra khó khăn hơn.
- Đe dọa sức khỏe thai nhi: Tuổi thai quá cao khiến lượng nước ối giảm, không gian vận động của thai nhi bị hạn chế. Nước ối đục sẽ làm tăng nguy cơ ngạt thở do thai nhi hít phải phân su và các chất khác. Ngoài ra, nhau thai vôi hóa mức 3 sẽ khiến thai có nguy cơ chết lưu bất cứ lúc nào.