Theo một thống kê cho biết: hơn 90% số lượng người có thói quen ngoáy mũi, trẻ em cũng không ngoại lệ. Không chỉ thích ngoáy mũi, một số bé còn ăn cả gỉ mũi.
Thực tế, đây không phải là tình trạng hiếm hoi đối với trẻ nhỏ. Nhiều người khi trưởng thành cũng từng nhắc lại kỷ niệm thời bé “Vừa thích ngoáy rồi ăn luôn cả gỉ mũi.”
Một trong những chức năng của mũi là tiết ra một lượng lớn chất nhầy, dùng để làm ẩm không khí khô và gỉ mũi được hình thành do sự đông đặc của các chất nhầy này. Khi bị cảm, viêm mũi, do niêm mạc bị sung huyết, chất nhầy này sẽ tiết ra nhiều hơn. Trung bình, một người tiết ra từ 500 - 1000ml chất nhầy trong 24h.
Vệ sinh quá nhiều cũng có thể kích thích màng nhầy của khoang mũi tiết ra nhiều dịch hơn. Vậy vì sao trẻ lại thích ngoáy mũi, cha mẹ nên làm gì để ngăn trẻ thực hiện hành động này?
3 nguyên nhân khiến trẻ hay ngoáy mũi
Việc trẻ thích ngoáy mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì 3 nguyên nhân dưới đây là phổ biến nhất.
Yếu tố tâm lý
Trẻ con thường thích ngoáy mũi khi bé thấy buồn, stress, nguyên nhân này thường xảy ra đối với những trẻ thiếu vắng sự quan tâm từ cha mẹ. Khi không cảm nhận được sự an toàn và quan tâm từ gia đình, bé sẽ ngoáy mũi, một mặt là để thu hút sự chú ý từ bố mẹ. Mặt khác, để giải tỏa căng thẳng, lo lắng, thiếu tự tin, sự an toàn, bé sẽ vô thức thực hiện hành động này.
Trẻ tò mò
Nguyên nhân tiếp theo đến từ yếu tố ngoại cảnh. Khi nước mũi bị nghẹt hoặc chảy ra gây ảnh hưởng đến hô hấp, trẻ sẽ ngoáy mũi để ngăn cảm giác khó chịu ấy lại, hoặc đơn giản chỉ là tò mò về cái gì có trong mũi của bé
Trẻ con thường thích ngoáy mũi khi bé thấy buồn, stress, nguyên nhân này thường xảy ra đối với những trẻ thiếu vắng sự quan tâm từ cha mẹ.
Rối loạn Pica
Rối loạn Pica, hay còn gọi là hội chứng Pica, là triệu chứng thèm ăn các vật thể ngoài thực phẩm có thể gây độc hại cho cơ thể như định, đất, bột giặt,... Vậy nên bố mẹ cần quan sát kỹ lưỡng hành động của con. Nếu con có dấu hiệu Pica, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời và nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do khi bé bị dị ứng, dịch nhầy và chất thải của mũi khiến bé luôn cảm thấy khó chịu.
Cha mẹ nên làm gì để ngăn trẻ ngoáy mũi?
Nếu trẻ ngoáy mũi thường xuyên, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân kịp thời. Trong trường hợp hốc mũi bị nghẹt do cảm, viêm mũi cha mẹ cần nghe theo lời dặn của bác sĩ, hoặc phải kịp thời làm sạch mũi cho con vì chúng đang làm tắc hốc mũi.
Cách thực hiện: Mẹ có thể làm ướt tăm bông bằng nước muối sinh lý thông thường và đưa vào hốc mũi, xoay nhẹ tăm bông để làm ẩm thành trong của hốc mũi, sau đó đưa gỉ mũi ra ngoài.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không nên vệ sinh khoang mũi của trẻ quá kỹ. Nếu trẻ cảm thấy ngứa, tắc mũi lâu ngày và có triệu chứng chảy máu cam, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Đồng thời, bố mẹ cũng nên hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ:
Dạy trẻ dùng khăn giấy để xì mũi và lau bên trong mũi
Trước hết, cha mẹ hãy làm gương không ngoáy mũi và tập sử dụng khăn giấy trước mặt trẻ. Qua đó, trẻ sẽ bắt chước và hình thành thói quen tốt.
Nếu hốc mũi của trẻ bị nghẹt do cảm, viêm mũi thì cha mẹ nên kịp thời làm sạch mũi vì chúng đang làm tắc hốc mũi.
Giải thích những tác hại của gỉ mũi bằng sách hoặc hình ảnh động
Trẻ em ngoáy mũi hoặc ăn gỉ mũi vì không thật sự hiểu ảnh hưởng và độ bẩn của chúng. Vậy nên nếu cha mẹ kịp thời nhắc nhở, trẻ sẽ chú ý đến và thực hiện theo.
Nếu trẻ ngoáy mũi thường xuyên gây chảy máu, cha mẹ nên giải thích cho bé là điều đó không tốt và giúp con lau khô mũi. Nếu trẻ hay ngoáy mũi do bị dị ứng, cha nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần quan sát đến tình trạng tinh thần của trẻ. Không nên để trẻ có cảm giác một mình, bất an, khi ấy trẻ sẽ thực hiện một hành động bất giác nào đó để giảm thiểu sự căng thẳng. Cha mẹ cũng có thể thường xuyên cho con một cái ôm hoặc lời an ủi, trẻ sẽ thấy ấm áp và an toàn hơn hẳn.
Cha mẹ cũng nên dạy trẻ dùng khăn giấy để xì mũi và lau bên trong mũi.