Nhu cầu thuê bảo mẫu hỗ trợ chăm sóc con trẻ trong nhiều gia đình hiện đại ngày nay tăng cao. Có không ít bố mẹ sẵn sàng chi ra số tiền lớn để thuê bảo mẫu có tâm và có tầm, nhưng không phải ai cũng may mắn nhận được kết quả như mong muốn.
Điều này, còn chịu ảnh hưởng khá lớn từ mối quan hệ giữa chủ nhà và bảo mẫu. Đó là lý do mà khi thuê bảo mẫu, bố mẹ cần có thái độ cũng như đãi ngộ tốt dành cho họ, như vậy thì họ mới có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc con cái của mình hoàn hảo nhất.
Đơn cử như cách mà bà xã cầu thủ ĐTQG Việt Nam Quang Hải đã làm với cô bảo mẫu mới đây thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ. Cụ thể trong một video gần nhất Chu Thanh Huyền chia sẻ trên trang cá nhân, nàng hotgirl đã quay lại toàn bộ quá trình bản thân tự đi mua vàng rồi tự tay tặng bảo mẫu của con trai.
Theo đó được biết, sau khi sinh cậu quý tử đầu lòng Lido, vợ chồng Quang Hải đã thuê bảo mẫu để hỗ trợ chăm sóc con trai. Ngay khi trải qua giai đoạn ở cữ, Chu Thanh Huyền đã quay trở lại với công việc. Có lẽ đây cũng chính là một trong những lý do khiến mẹ bỉm quyết định thuê bảo mẫu.
Hơn nữa, theo dõi quá trình lần đầu làm mẹ của nàng hotgirl, nhiều người cũng nhận ra sự lúng túng, vụng về trong việc chăm con của cô nàng, vậy nên với điều kiện gia đình tốt thì thuê bảo mẫu cũng là một lựa chọn phù hợp đối với hoàn cảnh của vợ chồng Quang Hải.
Đây không phải là lần đầu tiên Chu Thanh Huyền chịu chi, mà quả thực cô nàng khá mát tay trong vấn đề mua quà tặng cho những người hỗ trợ, giúp đỡ mình, huống hồ bảo mẫu đã giúp cô chăm con trai Lido rất tốt.
Nói như thế không có nghĩa là bà xã Quang Hải phó thác chuyện nuôi dạy con hoàn toàn cho bảo mẫu, mà ngược lại mẹ bỉm trẻ còn khá chịu khó trong việc học hỏi để có thể làm tốt vai trò của mình. Những video, hình ảnh người đẹp chia sẻ trên mạng xã hội, cho thấy rõ Chu Thanh Huyền là một bà mẹ giỏi giang, khi vừa có thể làm việc kiếm tiền nhưng vẫn tự tay chăm sóc cậu quý tử chỉn chu. Đó là điều mà không phải mẹ bỉm sữa nào cũng dễ dàng thực hiện được.
Quả thực nhiều gia đình khi thuê bảo mẫu, người giúp việc luôn mong muốn người đó phải có tâm, chăm sóc trẻ tốt, làm việc lâu năm với gia đình... mà quên mất rằng để có được những điều này chính bản thân gia chủ bao gồm bố mẹ và con cái cũng phải dành cho họ những sự tôn trọng thiết yếu.
Trong đó, dạy trẻ lễ phép và tôn trọng bảo mẫu là điều cần thiết
Bố mẹ cần dạy trẻ cách chào hỏi, và thể hiện sự lễ phép đối với bảo mẫu. Đây là những hành vi cơ bản nhất mà mọi đứa trẻ nên có, và càng được coi trọng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài việc chỉ dạy lời chào, cần dạy trẻ cách có thái độ và cách chào phù hợp để thể hiện sự lễ phép của mình.
Bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách biết cảm ơn và thể hiện sự lịch sự đối với bảo mẫu. Hãy dạy trẻ biết cảm ơn sự giúp đỡ từ người khác. Khi nhận được sự giúp đỡ từ bảo mẫu, hãy dạy trẻ cách bày tỏ lời cảm ơn và có thái độ lịch sự. Nếu không được dạy bảo, trẻ có thể phát triển suy nghĩ tiêu cực rằng, có tiền hay quyền lực sẽ sai khiến được người khác.
Dạy trẻ biết chia sẻ và cảm thông với bảo mẫu
Bố mẹ cần khơi gợi sự cảm thông của trẻ đối với bảo mẫu. Hãy coi bảo mẫu như một thành viên trong gia đình và tạo sự gần gũi, thân thiết. Hãy chia sẻ một số thông tin cá nhân với bảo mẫu để con trẻ có thể hiểu rõ hơn. Con sẽ tự biết cách ứng xử hợp lý trong từng tình huống.
Tóm lại, trong thời đại ngày nay, hầu hết các gia đình đều bận rộn và nhiều người tìm đến sự trợ giúp từ bảo mẫu. Bảo mẫu đóng một vai trò quan trọng trong gia đình. Vậy nên, bố mẹ cần chú ý đến cách ứng xử và giao tiếp của chính bản thân mình, cũng như các con với bảo mẫu, để có thể yên tâm hơn khi bố mẹ không có mặt ở nhà và giao con cho bảo mẫu chăm sóc.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần làm gương cho con.
Bố mẹ là tấm gương đầu tiên mà con trẻ học tập. Khi giao tiếp với bảo mẫu, bố mẹ cần thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Thay vì sử dụng lời ra lệnh hoặc quát tháo, hãy sử dụng từ ngữ tế nhị và mong muốn một cách lịch sự khi yêu cầu bảo mẫu thực hiện một việc gì đó.
Khi bố mẹ tôn trọng và thiết lập mối quan hệ bình đẳng với bảo mẫu, con trẻ chắc chắn sẽ học tập và bắt chước để hình thành thái độ cư xử đúng mực giống như bố mẹ.
Xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa chủ nhà và bảo mẫu
Mối quan hệ giữa chủ nhà và bảo mẫu đôi khi có thể phức tạp. Có thể xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên, nhưng họ vẫn liên kết với nhau vì lợi ích chung.
Trong trường hợp này, người lớn không nên truyền tải những ý nghĩ tiêu cực về bảo mẫu cho trẻ, ví dụ như lo ngại rằng bảo mẫu sẽ có ý đồ gì đó với thành viên khác trong gia đình khi không có mặt chủ ở nhà. Việc này có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ.