Năm học mới 2024 – 2025 đã bắt đầu được hơn 1 tháng. Tuy nhiên so với các anh chị lớp lớn thì các em học sinh lớp 1 có lẽ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với chuyện học hành, nhất là tập viết chữ thay vì chỉ ăn ngủ và chơi ở lứa tuổi mẫu giáo.
Đó cũng chính là lý do có một số học sinh lớp 1 chưa thành thạo trong việc cầm bút, tập viết chữ và kết quà là đã "cho ra đời" những chữ cái, từ, câu… khiến bố mẹ chán nản, cô giáo hoang mang và chỉ muốn bỏ nghề.
Từ tài khoản mạng xã hội của một cô giáo tiểu học có tên H., cô đăng tải hình ảnh chụp bài tập về nhà của một em học sinh lớp 1 với những trang giấy viết kín các chữ, từ. Tuy nhiên nhìn vào những trang bài tập đó, cô H. phải thốt lên “Đi dạy 2 tuần mà cô sụt 2 kg” vì chữ các em học sinh viết không chỉ xấu mà còn sáng tạo tới mức cô không hiểu bằng cách nào các em đã viết được như vậy.
Cô H. cảm thấy bất lực trước những bài tập về nhà của học sinh. Nguồn: cogiao...
Phía dưới phần bình luận, khi trao đổi với phụ huynh học sinh, cô H. cho biết thêm: “Cô sắp bỏ nghề luôn quá, học sinh sáng tạo vô cùng. Ở lớp cô dạy viết thì ngon lành lắm nhưng không hiểu sao về nhà lại viết thành ra vậy. 2 tuần nay cô mất ăn mất ngủ vì chữ viết của học sinh, lớp mình có rất nhiều em học sinh như vậy luôn. Học sinh lớp 1 thì vất vả cả mẹ lẫn con lẫn cô giáo. Vậy nên bố mẹ cần đồng hành cùng cô giáo và con thì mới tiến bộ được”.
Trước những chia sẻ của cô giáo, không ít các bậc phụ huynh cũng phải bàn tán xôn xao:
"Sao bé lật ngược viết chữ cổ cò được hay vậy, con em, bé viết được mà lười không chịu viết em cũng mệt mỏi".
"Học sinh như thế này cô giáo chắc stress chết mất. Học sinh lớp con mình, gần 40 bạn viết và đọc tròn vành, không sai bạn nào".
"Lớp con mình 45 học sinh, vở con mình y chang này, cô giáo luôn nhắc nhở kèm con ở nhà hoặc tìm cô dạy thêm. Thiết nghĩ học ở nhà rồi đi thi không được cho ở nhà học luôn khỏi đến lớp".
"Mẹ rối loạn tiền đình luôn đây cô ơi. Sểnh mắt ra cái là giun bò đầy vở chứ chả thấy chữ đâu".
Phụ huynh "than trời" vì con mình cũng gặp tình cảnh tương tự.
"Con nhà mình không phân biệt đc ô ly, dạy mà sợ có ngày công an tới hốt đi vì…."
"Một phần cũng do phụ huynh ở nhà cần để ý và kèm cặp con học nữa. 1 lớp 30 - 40 học sinh, cô có dạy nhưng nếu ai cũng thế này thì cô dậy không xuể. Mỗi tiết học có 45phút"
"Kiếp nạn này còn cứu được cô ơi, em vừa nhận dạy kèm bé lớp 5 mà 2+2=2 đây. Giờ bé còn xòe tay ra đếm, muốn bỏ cuộc ngay".
Trước đó trên các hội nhóm, diễn đàn cũng đã xuất hiện không ít các bài tập viết của học sinh lớp 1 được chính phụ huynh, cô giáo chia sẻ khiến ai cũng phải bật cười vì quá “bá đạo”.
Cô giáo đọc xong cũng hết hồn.
"Học cả tháng trời mà con em vẫn cứ thế".
Không còn từ ngữ nào diễn tả nổi.
Chắc về cuối mỏi tay quá nên chữ không còn đứng được nữa.
Chữ liêu xiêu, đổ gục hết rồi.
Đến "tiền đình" khi xem vở của con.
Ca này bố cũng không đỡ được nữa rồi.
Chữ cái cũng bị gãy đổ hết rồi.
Chưa bài tập viết nào đạt điểm 6.
Giải cứu con chữ mất thôi.
Như trong những trao đổi của phụ huynh và cô giáo trên những bình luận nói trên đều cho thấy, việc học sinh lớp 1 bắt đầu tiếp cận với chữ viết ở giai đoạn tiểu học nên việc các con viết sai, viết xấu là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế không còn cách nào khác, từ phía cô giáo và cả bố mẹ cần phải đồng hành xuyên suốt năm học cùng các con để đạt được kết quả tốt nhất.
Vậy trong quá trình tập con viết chữ, bố mẹ cần lưu ý điều sau?
Não bộ của bé giai đoạn này mới chỉ phát triển đủ dành cho các hoạt động tập trung ngắn hạn, vì vậy, mẹ không nên ép con luyện viết trong thời gian quá dài. Hãy để bé dần làm quen với việc luyện chữ trong thời gian phù hợp, và tăng lên từ từ. Tránh để bé "đánh rơi" hứng thú với môn này và kết quả trở nên tệ hơn.
Mẹ cũng lưu ý là tạo ra không gian học tập thân thiện; bàn ghế, bút vở phải đúng quy cách. Mẹ cũng có thể tham khảo về tư thế ngồi và cách cầm bút "chuẩn" như:
- Tư thế ngồi: Để tránh các tật về xương, mắt, mẹ phải hướng dẫn bé ngồi sao cho thật thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở 25-30 cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Ghế bé ngồi phải vuông góc với hông, cằm và chân con.
Ảnh minh họa
- Cách cầm bút: Bút được cầm bằng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Phần di động bút khi bé viết sẽ do ba ngón này đảm nhận. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Ngón áp út và ngón út cong lại và đặt thoải mái trên bàn. Đây là phần cố định của bàn tay khi bé viết.
Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. Cố gắng không cho bé di chuyển cả cánh tay khi viết. Nếu con chưa tập được mẹ có thể cho trẻ nằm trên sàn để tập cố định cánh tay trong thời gian đầu. Khi trẻ đã quen bạn tập cho trẻ ngồi viết trên bàn trở lại.
Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.