Cách đây vài ngày, mạng xã hội Trung Quốc đang xôn xao trước câu chuyện của một người đàn ông kể về cuộc sống hôn nhân của mình. Người đàn ông tên là Tiểu Lý (tên nhân vật đã thay đổi, sống ở Thương Châu, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) quen biết vợ anh là Tiểu Hoa từ hồi đại học. Năm 2 đại học, cả hai bắt đầu yêu nhau và kết hôn ngay sau khi tốt nghiệp.
Vì vợ là mối tình đầu nên Tiểu Lý đối xử với vợ rất tốt, này nào cũng đưa đón vợ đi làm. Sau khi về nhà, anh lại lao vào bếp phụ giúp vợ nấu nướng, chẳng nề hà bất cứ việc gì nên cuộc sống hôn nhân của 2 vợ chồng vô cùng hạnh phúc.
Vào một buổi tối, khi cặp vợ chồng đang ăn cơm thì Tiểu Hoa bỗng nhận được điện thoại của công ty nói rằng ngay mai cô phải đi công tác 1 tháng. Dù không muốn nhưng vì sự thăng tiến trong sự nghiệp nên Tiểu Hoa đành phải xa rời tổ ấm nhỏ của mình một khoảng thời gian.
Tiểu Hoa sinh con bằng phương pháp sinh mổ và bị băng huyết sau sinh. Ảnh minh họa
Sau bữa tối, Tiểu Lý cũng giúp vợ thu dọn hành lý. Tối hôm đó, cả hai quấn quýt, nằm trằn trọc tới quá nửa đêm mới đi ngủ vì chẳng ai muốn rời xa đối phương. Sáng sớm hôm sau, người chồng chở vợ tới sân bay. Trong suốt 1 tháng xa nhau, hầu như ngày nào đôi vợ chồng cũng gọi điện video cho nhau, nhưng có 2 hôm vì Tiểu Hoa mệt nên không gọi cho chồng.
Một tháng sau, Tiểu Hoa về nhà và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mang thai như nôn và buồn nôn. Tiểu Lý đưa vợ đi khám thì bác sĩ nói rằng cái thai được 20 ngày rồi. Tiểu Ly rất vui và hạnh phúc vì anh sắp được thăng chức bố.
Thai kỳ diễn ra suôn sẻ và mẹ bầu được chỉ định sinh mổ. Tiểu Hoa hạ sinh một bé gái nhưng sau đó chị lại bị băng huyết, nhưng may mắn được điều trị kịp thời nên không nguy hiểm tới tính mạng. Sau đó, bác sĩ cho biết, vì Tiểu Hoa mắc bệnh Scorbut (tình trạng thiếu hụt vitamin C gây thiếu máu, chảy máu tự phát, cơ thể suy nhược,…) nên mới xảy ra tình trạng băng huyết, bé gái mới sinh cũng mắc phải căn bệnh này.
Con gái của 2 vợ chồng đều mắc bệnh di truyền khiến Tiểu Lý nghi ngờ có khi nào anh cũng mắc phải căn bệnh này. Ảnh minh họa
Bệnh Scorbut là bệnh di truyền lặn. Do Tiểu Lý xuất thân là sinh viên ngành sinh học nên anh hiểu rõ bệnh di truyền lặn là bệnh di truyền gây ra do bất thường ở cả 2 gen, cả bố lẫn mẹ đều phải là người mang gen bất thường mới có thể khiến bệnh xảy ra ở con. Vì vậy, khi nghe tin con gái mắc bệnh, điều đầu tiên Tiểu Lý nghĩ là có khi nào anh cũng mắc phải căn bệnh này.
Tiểu Lý ngay lập tức đi khám nhưng kết quả cho thấy anh không mắc phải căn bệnh này. Vì vậy, chỉ có một khả năng đó không phải là con gái của anh. Người đàn ông lén làm xét nghiệm ADN và kết quả khiến anh đau đớn, bởi lẽ đứa trẻ mà vợ anh mới sinh ra không phải là con anh. Tiểu Lý cho rằng anh đã bị vợ “cắm sứng” trong chuyến công tác vừa rồi.
Đứa con gái mà vợ anh sinh ra không phải là con gái của anh. Ảnh minh họa
Dù rất đau lòng nhưng vì sức khỏe của vợ còn yếu nên Tiểu Lý vẫn cố nén nhịn tất cả, đợi vợ hồi phục rồi mới nói chuyện này. Sau khi khỏe lại, Tiểu Hoa thú nhận với chồng rằng chị đã gặp lại mối tình đầu trong chuyến công tác. Sau khi uống rượu, hai người đã đi quá giới hạn nhưng từ đầu đến cuối, chị luôn nghĩ đứa con là con của chồng. Tiểu Hoa xin chồng tha thứ, nhưng Tiểu Lý vẫn kiên quyết đệ đơn ly hôn.
Bệnh di truyền từ mẹ sang con Để các bé yêu được sinh ra, lớn lên một cách khỏe mạnh thì việc phòng ngừa bệnh tật cho bé đóng một vai trò hết sức quan trọng. Dưới đây là 5 bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con thường gặp các mẹ cần đặc biệt lưu ý: Bệnh Thalassemia (Bệnh tan máu bẩm sinh) Đây là một trong những bệnh di truyền về máu thường gặp ở trẻ em mà nguyên nhân là do bố hoặc mẹ, hoặc cả bố mẹ mang có gen gây bệnh này. Người bệnh thường có chứng như: biến dạng xương mặt, sạm da, gan lách to, suy tim… Ung thư vú Ngày nay tỷ lệ số bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú ngày càng cao, ngoài các nguyên nhân khác thì nguyên nhân di truyền từ mẹ sang con cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn, từ 5-10%. Bệnh ung thư phổi Mẹ bị mắc bệnh ung thư phổi có nguy cơ sinh ra những đứa con mắc phải căn bệnh này chiếm đến 10%, đặc biệt đối với những bé trai, tỷ lệ mắc bệnh còn cao hơn từ 2-3 lần. Bệnh béo phì Tỉ lệ di truyền bệnh béo phì từ mẹ sang con chiếm đến 40%. Do đó tốt nhất bạn cần giảm cân và duy trì trọng lượng hợp lý trước khi có thai bởi không chỉ đây là bệnh di truyền từ mẹ sang con mà nó còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác Bệnh tiểu đường loại 2 Nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì tỷ lệ di truyền từ mẹ sang con chiếm đến 40% và tỷ lệ này sẽ càng cao hơn nếu mẹ không thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. |