Tôi và vợ đã kết hôn được 5 năm, có với nhau một đứa con 3 tuổi. Tuy nhiên, vì không có điều kiện nên gia đình tôi vẫn còn phải ở trong căn nhà thuê rộng 30m3.
Hôm qua, 11 giờ tối tôi mới về đến nhà. Chắc mẩm giờ này vợ cùng con đã ngủ rồi nên tôi đi thật khẽ vào phòng. Nhưng khi vào phòng, tôi lại chẳng thấy vợ đâu, chỉ thấy mỗi con. Nhìn quanh, tôi thấy nhà vệ sinh đang sáng đèn, bên trong có những âm thanh lạ phát ra.
Qua khe cửa, tôi thấy vợ đang hì hục thụt bồn cầu bằng một vật dụng kỳ lạ. Không kìm được sự tò mò, tôi liền lên tiếng hỏi khiến vợ giật nảy mình quay đầu lại nhìn:
(Ảnh minh họa)
- Sao anh về mà không nghe tiếng gì vậy, làm em sợ hết hồn. Cũng tại anh cả đấy. Mấy hôm nay bồn cầu bị tắc, em bảo anh gọi bên hút bể phốt tới xử lý mà anh bận công việc quá toàn quên. Nãy em đi vệ sinh lại bị tắc bồn cầu mà cái pít-tông nhà mình bị hỏng nên em đành tự chế thôi. Không ngờ cũng hiệu quả phết, em xử lý xong rồi đây này. Anh thấy em giỏi không?
Vợ cười khì rồi giơ chiếc “bơm thông cống” cô ấy tự chế lên khoe. Nó được làm bằng vỏ chai nhựa và 2-3 chiếc đũa chắp nối.
Thực ra đêm nay tôi đi ăn nhậu với bạn bè, nhưng nói dối vợ là đi tiếp khách hàng. Vợ không mảy may nghi ngờ, luôn tin tưởng tôi tuyệt đối. Giờ nhìn vợ vất vả như vậy mà không một lời oán trách, tôi thấy mình thật tệ bạc và vô tâm. Tôi vội vàng xin lỗi rồi ôm vợ vào lòng, hỏi han cách thông tắc bồn cầu “thông minh tuyệt đỉnh” của cô ấy và hứa ngày mai sẽ gọi đội hút bể phốt tới để xử lý, quyết không để vợ phải chịu cực thêm nữa.
Tại sao nhét chai nhựa vào bồn cầu lại có thể thông tắc bồn cầu?
Bồn cầu bị nghẹt là tình trạng khá phổ biến, gây khó chịu, bất tiện và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của gia đình. Khi nhắc đến thông bồn cầu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chiếc pít-tông huyền thoại nhưng không phải gia đình nào cũng có sẵn dụng cụ này trong nhà.
Nguyên liệu làm pít-tông tự chế tại nhà.
Lúc này, bạn có thể sử dụng một đôi đũa đã qua sử dụng và một chiếc chai nhựa là có thể giải quyết được tình trạng này. Cụ thể, bạn hãy cắt chai nhựa ra làm đôi và lấy phần đầu có nắp chai.
Dùng kéo chọc một lỗ tròn to bằng đầu đũa ở giữ nắp chai. Tiếp theo, chọc đũa vào vị trí lỗ tròn đó rồi dùng keo nến để cố định chiếc đũa lại.
Sau đó, hãy dùng băng dính để nối một chiếc đũa khác với chiếc đũa này để tạo thành cán dài. Như vậy là bạn đã có một chiếc pít-tông tự chế rồi.
Khi bồn cầu bị tắc, bạn có thể hướng trực tiếp chai nhựa vào ống thoát nước bồn cầu rồi kéo mạnh nhiều lần liên tục. Nguyên lý hoạt động của vật dụng này giống với việc sử dụng pit-tông thông tắc bồn cầu, tức là dùng hơi có bên trong chai để tạo áp lực đẩy vật đang làm tắc bồn cầu xuống bể phốt.
Một số cách khác để thông tắc bồn cầu
- Đá lạnh: Bạn có thể đổ 1kg đá lạnh vào bồn cầu đang bị tắc nghẽn và xả nước. Lúc này, đá viên sẽ tạo lực mạnh, đẩy luôn phần tắc ứ xuống bên dưới.
- Nước rửa bát: Cho vài giọt dầu rửa bát vào bồn cầu, đổ thêm nửa xô nước nóng vào trong và để yên như vậy vài phút để làm mủn các lớp giấy vệ sinh hoặc chất bẩn ở bên trong rồi nhấn nút xả nước. Nếu bồn cầu vẫn tắc, bạn hãy lặp lại việc này thêm vài lần nữa.
- Hỗn hợp baking soda + giấm + nước sôi: Đổ bột baking soda vào bồn cầu, tiếp tục đổ thêm giấm hoặc nước cốt chanh vào. Lúc này sẽ xảy ra phản ứng sủi bọt giữa baking soda và giấm/nước chanh. Đậy nắp bồn cầu lại và để qua đêm, sáng hôm sau bạn hãy đổ thau nước ấm vào bồn cầu một cách chậm rãi rồi nhấn nút xả nước là các chất bẩn sẽ bị cuốn trôi.
Lưu ý, trong quá trình thông tắc bồn cầu, bạn nên đeo găng tay và khẩu trang để tránh bị chất bẩn, vi khuẩn bắn vào.