Theo phong thủy, sẽ là sai lầm nghiêm trọng khi bát hương không cốt Thất bảo, thiếu dị hiệu
Bát hương (bát nhang) vô cùng quan trọng trong phong tục thờ cúng của mỗi gia đình Việt Nam nói riêng, người phương Đông nói chung. Bát hương là nơi con cháu hướng lòng thành tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên - là nơi cầu nguyện các vị thần linh cai quản mảnh đất, phù hộ cho mọi người sống ở đó sự an lành, bình yên, tăng tài tiến lộc…
Một số người chỉ nghe truyền miệng đã làm rất đơn giản là tự bốc cát, hoặc gạo cho vào bát hương rồi đặt lên ban thờ để cúng bái - việc này không đúng, bởi đó là cách cắm cây hương cúng bái tạm thời, không phải để thờ cúng trên ban thờ.
Theo Phong thủy sư Tam Nguyên, dù là bát hương thờ Phật, bát hương thờ Gia Tiên hay bát hương Thờ Thần Tài đều cần phải có cốt Thất bảo. Bát hương thờ tự không có cốt Thất bảo dẫn đến việc thờ tự không được linh ứng, lời nguyện cầu không được linh nghiệm, việc làm ăn suy kém, tài lộc hao hụt…
Bát hương là tâm tư, tình cảm của gia chủ đặt vào khi bốc bát hương rồi đặt lên ban thờ cúng bái. Vì vậy, rất cần có cốt Thất bảo bên trong thì những lời nguyện cầu, tâm tư của gia chủ mới được chứng giám, mới linh ứng. Muốn vậy gia chủ phải cúng kính đúng cách, và cốt Thất bảo đặt trong bát hương là bắt buộc phải làm khi bốc bát hương - như thế việc thờ cúng mới linh ứng, mới được thần linh phù trợ.
Bát hương cần đặt cốt Thất bảo. Ảnh: PTTN.
Cốt Thất bảo trong bát hương gồm những gì?
Trong phong thủy cốt bát hương (cốt Thất bảo bát hương) được coi là vật linh ứng quan trọng, vậy cốt Thất bảo gồm những gì?
Cốt Thất bảo (gói cốt bát hương) là tâm điểm thờ cúng trong bát hương - tượng trưng cho giá trị cốt lõi trong gia đình.
Theo Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương, cốt Thất bảo là 7 bảo vật quý hiếm của đất trời, quy tụ linh khí trời đất dùng nạp cốt cho bát hương, thần tượng, linh vật nhằm tăng hiệu quả chiêu tài, hóa sát, gia tăng linh khí... nơi thờ cúng.
Các bảo vật gồm:
1. Vàng (ngũ hành thuộc Kim): Là bảo vật của đất trời, không biến sắc, không nhiễm tạp, là bảo vật dẫn khí nạp tài tượng trưng cho bình an, tài phú.
2. Bạc (ngũ hành thuộc Kim): Bảo vật của đất, đại diện cho sự mộc mạc, chất phác, ánh sáng của trí tuệ, có ý nghĩa sức khỏe, trường thọ và an lạc.
3. Ngọc Phỉ Thúy, hoặc Ngọc Lục Bảo (ngũ hành Mộc): Ngọc tượng trưng cho quyền lực và sự quý phái, đem lại may mắn và bình an - là bảo vật hình thành trong quá trình kiến tạo vỏ trái đất.
4. Hổ phách (ngũ hành thuộc Mộc): Tượng trưng cho sự hòa hợp và may mắn - bảo vật cất giữ linh khí của Mộc kết tinh hàng triệu năm được tôi luyện thành Hổ phách.
5. San hô Đỏ (ngũ hành thuộc Hỏa): Bảo vật quý hiếm với sự kết tinh của vũ trụ vô tạp chất. San hô Đỏ giúp đem lại may mắn, kị tà, thanh tịnh và thuần khiết.
6. Đá Mã Não (ngũ hành thuộc Thổ): Là biến thể của thạch anh, có cấu trúc tinh thể mịn hơn nên có chất Ngọc. Mã não tượng trưng cho hạnh phúc, sự tốt lành và hưng thịnh.
7. Ngọc Trai (ngũ hành thuộc Thủy): là báu vật được khai thác từ tự nhiên, có màu ngũ sắc tượng trưng cho tài lộc, may mắn.
7 bảo vật - tinh hoa của trời đất này không thể thiếu trong việc nạp cốt bát hương, giúp cho bát hương thờ cúng được linh nghiệm.
Trên thị trường có bán nhiều loại cốt bát hương, nhưng nguyên liệu làm cốt bát hương không đầy đủ và có chất lượng cao - thậm chí là cốt bằng nhựa – không nên dùng – bởi nếu thắp hương nhiều dịp giỗ tiệc, lễ tết, hay thắp hàng ngày bát hương sẽ nóng, hoặc bát hương hóa thì sẽ sinh ra những chất rất độc hại cho nơi thờ cúng và trong nhà. Vì vậy người dân nên mua cốt thất bảo làm từ nguyên liệu tốt, có chất lượng cao ở các công ty phong thủy.
Tờ dị hiệu ghi cần đặt trong bát hương. Ảnh: PTTN
Tờ dị hiệu: Bên cạnh cốt thất bảo thì tờ dị hiệu cũng không thể thiếu trong bát hương.
Tờ dị hiệu dùng để ghi tên người được thờ cúng và đặt vào bên trong bát hương, giúp gia chủ xác định được đối tượng thờ cúng cụ thể của bát hương. Tờ dị hiệu ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng đều có, nhưng các công ty phong thủy có uy tín thường thiết kế đầy đủ thông tin, in trên giấy tốt, độ bền lâu dài.
Ngoài cốt thất bảo, tờ dị hiệu người dân chú ý chọn các sản phẩm đi cùng việc bốc bát hương như nụ trầm, tro nếp (đổ vào bát hương), gói thơm ngũ vị (để bao sái bát hương trước khi bốc) làm từ các nguyên liệu thảo mộc Quế, Hồi, Đinh hương, Xạ Hương, Thảo quả, Bồ đề... có công năng kị tà, hóa sát tẩy trừ uế khí, kích hoạt vượng khí), Gạo vàng Thần tài (vật phẩm may mắn để nạp tài, dẫn khí cho bát hương, giúp cho công việc hanh thông, buôn bán thuận lợi).
Nếu không thông thạo thì tốt nhất nên chọn mua bộ bốc bát hương của các công ty phong thủy có uy tín vì sẽ được chuyên gia khai quang – trì chú trước, được giúp chọn ngày tốt, giờ đẹp để bốc bát hương. Còn kèm theo quy trình, bài văn khấn liên quan giúp gia chủ có thể tự tay bốc bát hương, đặt tâm tư, ý nguyện của mình vào giúp việc thờ cúng được linh ứng hơn.
* Thông tin phong thủy trong bài chỉ mang tính tham khảo.
Lưu ý: Mua bát hương và cốt Thất bảo, tro nếp về không đổ ngay vào trong bát hương rồi đặt lên thờ cúng – làm như vậy bát hương sẽ không linh ứng. Bát hương bốc đúng cách mới có thể thờ được gia tiên. Nhiều chuyên gia phong thủy khuyên chính gia chủ nên bốc và khai quang cho bát hương thờ cúng tại gia đình sẽ tốt hơn – bởi người bốc thành tâm thì bát hương mới linh ứng. Người làm nhiệm vụ bốc bát hương cần phải bế khí, giữ thân thanh tịnh 3 ngày cho đến ngày bốc bát hương, lập ban thờ. Tắm rửa sạch sẽ và dùng rượu trắng để rửa tay trước khi tiến hành bốc bát hương. Sàng tro nếp để loại bỏ các tạp chất trong tro. Bao sái bát hương trước khi tiến hành bốc bát hương. Viết giấy dị hiệu - tờ dị hiệu ghi tên người được thờ cúng và đặt vào bên trong bát hương. Bốc bát hương. Đọc chú rồi mới dâng bát hương lên ban thờ. Nếu bản thân không tự tin bốc bát hương đúng cách, đúng quy trình thì nên nhờ chuyên gia làm giúp. |