Bên trong cơ ngơi 4 tầng của Ngọc Trinh: Rộng đẹp, sang chảnh nhưng có góc cực uy nghiêm

Hoa thường nở từ mùa xuân sang mùa thu, cánh hoa dẹt và có nhiều màu như hồng, tím, xanh, trắng,… Khi những cánh hoa nở xòe ra, trông rất rực rỡ và lộng lẫy.

Có một loài hoa được mệnh danh là “nữ hoàng của các cây thân leo” đó là hoa ông lão. Sở dĩ như vậy vì nó có khả năng leo giàn với đủ các loại hình thức, có thể trồng trong chậu, làm chậu treo, trồng làm hàng rào,…

Đây là cây cảnh thân cỏ, nhưng khi cây lớn thì thân sẽ hóa gỗ và có màu nâu. Lá có hình dạng chiếc lông chim, mọc đối xứng với nhau.

Loài hoa này lộng lẫy muôn màu, nở từ xuân sang thu, cắm cành xuống đất liền bén rễ, người “lười” cũng trồng được - 1

Trong phong thủy, loài hoa này tượng trưng cho sự khéo léo, mưu trí của con người, có thể vượt qua nhiều chông gai và khó khăn trong cuộc sống. Khi tặng hoa ông lão cho người khác, điều này giống như một lời khen tặng rằng người đó rất thông minh và tháo vát.

Trong đông y, rễ và thân cây ông lão có thể dùng để chữa các bệnh như đau răng, đau xương khớp, trị bệnh phong thấp, bí tiểu,…

Hoa ông lão có nhiều màu sắc khác nhau.

Hoa ông lão có nhiều màu sắc khác nhau. 

Cách trồng và chăm sóc hoa ông lão

Hoa ông lão rất dễ trồng và dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, ngay cả khi không cắt tỉa hoặc bón phân thì cây vẫn nở hoa liên tục. Về cách trồng, bạn có thể trồng bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành.

Với phương pháp giâm cành, bạn chỉ cần cắt cành khỏe mạnh cắm vào đất thì không lâu sau cành sẽ bén rễ. Nếu gieo hạt, sau khoảng 2-3 tuần thì hạt sẽ nảy mầm.

Loài hoa này lộng lẫy muôn màu, nở từ xuân sang thu, cắm cành xuống đất liền bén rễ, người “lười” cũng trồng được - 3

Loài hoa này lộng lẫy muôn màu, nở từ xuân sang thu, cắm cành xuống đất liền bén rễ, người “lười” cũng trồng được - 4

Vì vậy, ngay cả những người mới “nhập môn”, “người lười” có ít thời gian chăm sóc vẫn có thể trồng loài hoa này được. Nhưng để hoa ông lão nở hoa to hơn, rực rỡ hơn và thời gian kéo dài hơn thì bạn cần chú ý một số điểm sau:

- Đất trồng: Đất trồng hoa ông lão nên là đất thịt, nhiều dưỡng chất, chứa nhiều mùn, có khả năng thoát nước tốt, đọ pH ổn định và trung tính, không quá chua. Nên trộn đất than bùn và đá trân châu theo tỷ lệ 4:1, hoặc sử dụng đất mùn và cát thô theo tỷ lệ 4:1, sau đó thêm phân hữu cơ đã lên men vào trộn đều.

Loài hoa này lộng lẫy muôn màu, nở từ xuân sang thu, cắm cành xuống đất liền bén rễ, người “lười” cũng trồng được - 5

- Ánh sáng: Cây ông lão là loài hoa ưa ánh sáng. Cây chỉ có thể nở hoa nếu được cung cấp ánh sáng đầy đủ, vì thế bạn nên trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên vào mùa hè khi tiết trời nắng gắt, nên che nắng cho cây thì để cây tiếp xúc lâu với ánh sáng mạnh có thể khiến cây bị vàng lá, kém phát triển.

- Tưới nước: Vì rễ của cây ông lão là loại rễ ăn thịt nên bầu đất cần được giữ ẩm, nhưng không nên tưới quá nhiều sẽ sinh ra đọng nước, gây thối rễ. Nếu đất bầu là đất than bùn và đá trân châu, bạn không phải lo lắng về việc tưới quá nhiều vì loại đất này có khả năng thấm nước và giữ nước tốt, từ đó sẽ bảo vệ cây cảnh. Khi trời nắng nóng, cần phun nước thích hợp để giữ ẩm cho cây cảnh, có thể đặt ít đá vụn lên bề mặt chậu để giảm lượng nước bốc hơi.

Loài hoa này lộng lẫy muôn màu, nở từ xuân sang thu, cắm cành xuống đất liền bén rễ, người “lười” cũng trồng được - 6

- Cắt tỉa: Việc cắt tỉa cần chú ý vào 2 thời điểm là sau khi ra hoa và vào mùa đông. Sau khi hoa héo, hãy cắt tỉa kịp thời để giảm bớt sự mất chất dinh dưỡng không cần thiết. Vào mùa đông, cây rơi vào trạng thái ngủ đông, cắt tỉa lúc này để tiết kiệm chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây sống sót qua mùa đông và nảy mầm vào mùa xuân.

Loài hoa nghe tên đã thấy giàu sang, vừa thơm vừa cho hoa quanh năm, cắm cành vào đất 2 tuần liền bén rễ