Cây lộc vừng có nên trồng trước nhà? Đây mới là vị trí đúng, vừa đẹp vừa hợp phong thủy

Có người nói nên trồng cây lộc vừng trước nhà, có người lại bảo không nên. Vậy đâu mới là câu trả lời đúng?

Cây lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, thuộc nhóm Tam Đa gồm cây Sung (Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế (Thọ) và thuộc bộ tứ cây cảnh phong thủy phương Đông gồm Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Vì cây mang chữ Lộc lại cao lớn, tán rộng nên được nhiều người chọn trồng trong vườn nhà để vừa lấy bóng mát vừa hút tài lộc vào nhà, mang đến sự thịnh vượng cho gia đình.

Lộc vừng là cây thân gỗ, lá hình mác. Hoa lộc vừng nở vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 8. Hoa mọc thành chùm kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt và có mùi thơm thoang thoảng.

Cây lộc vừng có nên trồng trước nhà? Đây mới là vị trí đúng, vừa đẹp vừa hợp phong thủy - 1

Cây lộc vừng có nhiều chủng loại với nhiều kiểu dáng khác nhau như lộc vừng hoa đỏ, lộc vừng hoa trắng, cây rau vừng, lộc vừng lá nhỏ, lộc vừng lá lớn,… Tuy nhiên, được trồng phổ biến hơn cả là cây lộc vừng hoa đỏ, vì màu đỏ xen lẫn với nền lá xanh trông sẽ đẹp mắt và nổi bật hơn. Ngoài ra, đây là màu sắc tượng trưng cho sự may mắn, cát tường nên được nhiều người ưa chuộng.

Ngoài có ý nghĩa xua đuổi những điều không may mắn, mang đến sự tài lộc, sung túc cho gia đình, cây lộc vừng cũng được xem là một loại dược liệu quý. Mọi bộ phận trên cây từ lá, vỏ, rễ, đến hạt đều có tác dụng chữa bệnh.

Trong Đông y, lộc vừng có tính bình, vị ngọt, hạt cũng thơm, có khả năng điều trị cơ thể bị suy nhược, tóc bạc sớm, trị ho, hen suyễn, đau răng,… Hạt lộc vừng chứa tannin và một số dưỡng chất khác, được Tây y dùng để bào chế thuốc trị ung thư, giảm đau, kháng nấm, trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt. Lá có tác dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả, còn vỏ cây lộc vừng được dùng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ.

Cây lộc vừng có nên trồng trước nhà? Đây mới là vị trí đúng, vừa đẹp vừa hợp phong thủy - 3

Lộc vừng hoa trắng. 

Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà không?

Nhờ mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, cây lộc vừng rất thích hợp để trồng trước nhà. Nhiều người tin, trồng một cây lộc vừng trước nhà có tác dụng chiêu tài gọi lộc, giúp gia chủ ăn nên làm ra, gia đình hòa thuận, làm gì cũng xuôi chèo mát mái.

Hơn nữa, hoa lộc vừng có mùi thơm thoang thoảng, lá cây to, có tác dụng thanh lọc không khí, tiêu diệt vi khuẩn và xua đuổi côn trùng gây hại. Ngoài ra, khi cây lộc vừng phát triển cao lớn và tỏa bóng mát, cây sẽ che mưa chắn gió cho ngôi nhà của bạn.

Cây lộc vừng có nên trồng trước nhà? Đây mới là vị trí đúng, vừa đẹp vừa hợp phong thủy - 4

Tuy nhiên, khi trồng cây lộc vừng trước nhà bạn cũng nên chú ý tới những điều sau, nếu không sẽ chỉ gây hại mà không có lợi:

- Tránh trồng chắn giữa lối đi: Trồng cây lộc vừng giữa lối đi sẽ cản trở luồng vượng khí lưu thông từ bên ngoài vào trong nhà khiến tài lộc khó vào nhà. Vị trí tốt nhất để trồng cây lộc vừng là bên trái hoặc bên phải trước nhà.

- Không nên trồng sát nhà hoặc sát tường: Khi trồng trong môi trường tự nhiên, cây lộc vừng thường sẽ phát triển mạnh mẽ, đường kính thân cây lớn, tán lá sum suê, bộ rễ khỏe. Trồng sát tường hoặc sát nhà có thể gây nguy hiểm cho ngôi nhà của bạn nếu như cây bị gãy cành, bật gốc. Nhưng nếu trồng trong chậu, kích thước cây nhỏ thì bạn không cần lo lắng về vấn đề này.

Tuy nhiên, có người lại khuyên không nên trồng lộc vừng trước nhà vì cây rụng nhiều hoa, khi quét dọn rất mệt. Vì vậy nếu là một người ưa sạch sẽ, không muốn phải quét dọn nhiều thì bạn hãy cân nhắc khi trồng cây lộc vừng trước nhà. 

Cây lộc vừng có nên trồng trước nhà? Đây mới là vị trí đúng, vừa đẹp vừa hợp phong thủy - 5

Cách chăm sóc cây lộc vừng để sớm ra hoa, gọi lộc vào nhà

Bạn có thể mua cây trồng sẵn từ các nhà vườn hoặc nhân giống cây lộc vừng bằng phương pháp giâm cành, chiết cành. Cách thực hiện tương tự như những loại cây thân gỗ khác, nhưng thời gian chờ cây trưởng thành lâu, thường mất khoảng 3-5 năm.

Để cây lộc vừng sinh trưởng tốt, sớm ra hoa thì bạn nên chú ý tới những điều sau:

- Tưới nước: Nên tưới nước cho cây lộc vừng với tần suất 2 lần/ngày. Khi tưới, nên tưới thẳng vào gốc, không nên tưới lên lá. Nếu tưới lên lá, chỉ nên tưới theo dạng phun sương và chỉ nên tưới vào buổi sáng để tránh nước đọng lại trên lá, khiến nấm hại xâm nhập và gây hại cho cây.

- Ánh sáng: Cây lộc vừng ưa sáng, vì vậy cần trồng cây hoặc đặt chậu ở những nơi có nhiều ánh sáng để cây phát triển tốt. Tuy nhiên khi cây còn con, bạn nên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt để tránh cây bị héo úa.

- Bón phân: Cây lộc vừng có sức sống khá tốt nên không quá phụ thuộc vào phân bón. Nếu đất trồng đã đủ chất dinh dưỡng, bạn không cần phải bón thêm phân. Bạn chỉ nên bón phân cho cây non vừa trồng và khi cây chuẩn bị ra hoa. Còn nếu không thì bón 1lần/tháng bằng phân hữu cơ.

Cây lộc vừng có nên trồng trước nhà? Đây mới là vị trí đúng, vừa đẹp vừa hợp phong thủy - 6

Muốn kích thích cây lộc vừng ra hoa vào một thời điểm nào đó, bạn nên thực hiện khoảng 3 tháng trước thời gian mong muốn cây ra hoa. Ví dụ muốn lộc vừng nở hoa vào đúng dịp Tết, bạn nên kích thích cây từ tháng 9 âm lịch bằng cách sau:

- Khi cây đang phát triển tốt, hãy ngừng tưới nước trong 7-10 ngày. Sau khoảng thời gian đó, hãy cắt bỏ hết lá trên cây.

- Pha dung dịch KNO3 theo lỷ lệ 120g/8 lít nước rồi phun cho cây trong khoảng 3 tháng, mỗi lần phun cách nhau khoảng 10 ngày để kích thích cây ra hoa.

- Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng như Chlormequat Clorua, Cycocel CCC 98% pha theo tỷ lệ 1g/20 lít nước. Phun dung dịch lên toàn bộ tán cây để kích thích cây ra hoa nhanh hơn.

Trồng hoa này như chôn vàng trong sân, vừa thơm vừa gọi lộc vào nhà, cắm cành vào đất 20 ngày liền bén rễ