1. Cho giày vào ngăn đá
Mùi hôi giày thường do vi khuẩn và nấm gây ra trong môi trường ẩm ướt và ấm áp. Khi bạn đặt giày vào ngăn đá sẽ hút hết hơi ẩm trong giày, chăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Sau 1 đêm, mùi hôi sẽ giảm dần hoặc biến mất hoàn toàn.
Tuy vậy, vi khuẩn và nấm có thể tiếp tục phát triển và sinh sôi nếu giày của bạn vẫn còn ẩm ướt. Vì vậy, hãy đảm bảo giày của bạn luôn được làm khô hoàn toàn trước khi sử dụng và được đặt ở nơi thoáng khí.
2. Dùng vỏ trứng
Vỏ trứng có chứa canxi cacbonat - một loại khoáng chất có tính kiềm và khả năng hấp thụ mùi hôi.
Bạn chỉ cần rửa sạch vỏ trứng và để khô hoàn toàn. Đặt vỏ trứng đã làm sạch vào giày và để khoảng 1 ngày. Nếu mùi hôi chưa được loại bỏ, có thể tăng thêm thời gian. Lưu ý không để vỏ vỡ vụn bên trong giày.
3. Sử dụng bã mía
Bã mía có khả năng hấp thụ và loại bỏ mùi hôi giày. Bên cạnh đó, bã mía còn có khả năng kháng khuẩn và khử trùng, giúp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn.
Bạn chỉ cần đặt bã mía khô vào một túi vải và để qua đêm. Sáng hôm sau, lấy túi bã mía ra khỏi giày và vỗ nhẹ để loại bỏ bã mía và mùi hôi. Nếu cần thiết, bạn có thể lặp lại quá trình này mỗi tuần để giữ giày luôn thơm tho.
4. Dùng tinh bột khoai tây
Tinh bột khoai tây có khả năng hấp thụ mùi hôi. Khi tiếp xúc với giày, nó sẽ hấp thụ và loại bỏ các mùi khó chịu.
Để thực hiện cách làm này, lấy lượng tinh bột khoai tây vừa đủ, cho vào một túi vải và đặt bên trong giày của bạn. Bạn có thể thực hiện lại thao tác này 1-2 tuần để đảm bảo giày của bạn luôn sạch sẽ và thơm tho.
5. Sử dụng rượu táo
Rượu táo có tính axit và cồn, có khả năng tiêu diệt và khử trùng vi khuẩn gây mùi hôi trong giày.
Bạn có thể pha loãng rượu táo với nước theo tỉ lệ 1:1 và phun trực tiếp lên bên trong giày hoặc phun lên ngoài bề mặt của giày. Rượu bốc hơi sẽ mang cuốn theo mùi hôi và khử khuẩn bên trong giày.