Loại hoa này là "khắc tinh" của ung thư, vừa đẹp lại dễ trồng, nở 300 ngày mỗi năm

Khả năng ra hoa của loại hoa này rất nổi bật, nở quanh năm và mỗi lần nở cả trăm bông. Chiết xuất trong hoa còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nên nó vừa được mệnh danh là “cỗ máy ra hoa” vừa có thể gọi là "hoa chống ung thư".

Nhiều loại hoa không chỉ có tác dụng trang trí nhà cửa, thanh lọc không khí mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, thậm chí còn được mệnh danh là “hoa chống ung thư”, bởi nó có tác dụng phòng chống ung thư. Chẳng hạn như 2 loại hoa dưới đây, vừa đẹp vừa có thể làm thuốc, không những vậy trồng một chậu bạn sẽ được thưởng hoa quanh năm.

Hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn rất đẹp, nhiều màu sắc như đỏ, tím, hồng,… tượng trưng cho tình yêu và cuộc hôn nhân bền lâu, hạnh phúc. Khả năng ra hoa của loại hoa này rất nổi bật, nở quanh năm và mỗi lần nở cả trăm bông nên được mệnh danh là “cỗ máy ra hoa”.  

Loại hoa này là amp;#34;khắc tinhamp;#34; của ung thư, vừa đẹp lại dễ trồng, nở 300 ngày mỗi năm - 1

Không chỉ đẹp, trong đông y, hoa dừa cạn còn là một vị thuốc quý có thể dùng để thông tiểu tiện, lợi tiểu, chữa bệnh bế kinh nguyệt, cao huyết áp, tiêu hóa kém,… Giã nát lá dừa cạn rồi đắp vào vết bỏng (bỏng nhẹ, không trầy da) cũng có tác dụng giảm đau, chống bội nhiễm vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra theo Sức khoẻ & Đời sống, chất vinblastin và vincristin trong hoa dừa cạn còn có thể được chiết xuất làm thuốc hóa trị hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, cho nên loại hoa này còn được gọi là “hoa hỗ trợ chống ung thư”. Tuy nhiên loài hoa này không thể ăn trực tiếp được, nếu ăn phải sẽ dẫn đến ngộ độc, thậm chí là gây mù lòa.

Loại hoa này là amp;#34;khắc tinhamp;#34; của ung thư, vừa đẹp lại dễ trồng, nở 300 ngày mỗi năm - 3

Cây dừa cạn có khả năng thích nghi với môi trường rất mạnh, có thể phát triển trong môi trường râm mát, nhưng muốn cây ra hoa nhiều thì phải đảm bảo cho cây nhận đủ ánh sáng mặt trời. Loài hoa này ưa đất tơi xốp, rất dễ chăm sóc, chỉ cần tưới nước khi thấy đất khô là được. Vào mùa hè nên cắt tỉa cành cho cây. 

Hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt thường có màu đỏ, hồng, vàng, tím,… bông nở to và nở quanh năm, nhưng thường nở rộ từ tháng 5-7 hàng năm. Tuy nhiên, nhiều người khuyên không nên trồng hoa dâm bụt trong nhà hay cắm trên bàn thờ. Sở dĩ như vậy vì họ cho rằng loài hoa này tượng trưng cho những người phụ nữ lẳng lơ, không đoan chính.

Loại hoa này là amp;#34;khắc tinhamp;#34; của ung thư, vừa đẹp lại dễ trồng, nở 300 ngày mỗi năm - 4

Nhưng ít ai biết, đến Bắc Mỹ, hoa dâm bụt lại trở thành hình tượng cho một người vợ, một người phụ nữ hoàn hảo nhất. Đây cũng là quốc hoa của Malaysia. Hoa trông giống cái lọng che Phật nên trồng trong nhà sẽ mang lại bình an, hạnh phúc cho gia đình.

Bên cạnh đó, hoa dâm bụt còn có tác dụng thanh lọc không khí, nhả ra khí O2 giúp không khí trong lành hơn. Đây cũng là một loại thuốc trong Đông y, chữa mưng mủ, mụn nhọt, khó ngủ, rong kinh, chống bạc tóc sớm,… Chiết xuất từ hoa dâm bụt có khả năng chống oxy hóa, làm giảm sự hấp thu cholesterol, đồng thời góp phần vào việc hỗ trợ chống ung thư. Cụ thể, qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ đại học Windsor đã phát hiện ra tiềm năng rất lớn của loài hoa dâm bụt, để trở thành một liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú. Kết quả này đã được công bố trên trang BMC Complementary and Alternative Medicine.

Loại hoa này là amp;#34;khắc tinhamp;#34; của ung thư, vừa đẹp lại dễ trồng, nở 300 ngày mỗi năm - 5

Hoa dâm bụt cũng là loài hoa rất dễ trồng trong chậu, nếu bạn trồng vài chậu ở nhà không chỉ đẹp mà còn có thể dùng làm thuốc. Khi trồng dâm bụt, bạn nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng vì đây là cây ưa nắng. Khi tưới nước phải theo nguyên tắc thấy khô mới tưới, tránh đọng nước trong chậu.

Tại sao người giàu thích trồng trầu bà trong phòng ngủ? Biết lý do tôi liền làm theo