Lưỡi hổ mãi không chịu nảy mầm, lấy thứ này ngâm vào nước rồi tưới cho cây, hiệu quả bất ngờ

Thực tế, khi nuôi trồng cây lưỡi hổ cũng cần một số mẹo nhỏ.

Tin rằng lưỡi hổ là loại cây cảnh phong thủy đã “nhẵn mặt” với tất cả mọi người. Nó không chỉ xua đuổi tà khí, mang lại tài lộc cho gia chủ mà còn được mệnh danh là một “máy lọc không khí” trong nhà, hấp thụ hơn 80% khí độc hại nếu được đặt trong căn phòng rộng 10m2. 

Loại cây này rất phù hợp với người lười vì khi trồng, không cần tốn quá nhiều công chăm sóc. Thế nhưng nhiều người vẫn tha thở rằng cây lưỡi hổ phát triển chậm, lá dễ bị quăn lại, mềm oặt đi trông không còn sức sống và không chịu nảy mầm mới. 

Lưỡi hổ mãi không chịu nảy mầm, lấy thứ này ngâm vào nước rồi tưới cho cây, hiệu quả bất ngờ - 1

Nếu cây lưỡi hổ nhà bạn đang gặp phải tình trạng ấy, bạn có thể tưới thứ nước này cho cây. 

Thứ “nước thần” giúp lưỡi hổ phát triển điên cuồng, chồi non mọc lên tua tủa

Giống như các loài thực vật khác, muốn cây lưỡi hổ phát triển tốt thì không thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời phải đảm bảo môi trường sống phù hợp cho cây. Muốn cây lưỡi hổ đâm chồi non, bạn có thể sử dụng vỏ cây liễu.

Vỏ cây liễu không còn xa lạ với những người yêu hoa, được nhiều người sử dụng bởi nó có chứa nhiều axit salicylic, có thể kích thích sự phân chia tế bào và tăng tốc độ phát triển của rễ chính. Điều này giúp cây có một hệ thống rễ mạnh mẽ, khỏe mạnh và có khả năng tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và nước, từ đó kích thích chồi non mọc lên. 

Lưỡi hổ mãi không chịu nảy mầm, lấy thứ này ngâm vào nước rồi tưới cho cây, hiệu quả bất ngờ - 3

Cách dùng rất đơn giản, bạn hãy gom những cành non tươi của cây liễu mang về nhà. Cắt thành những đoạn ngắn khoảng 3-5cm rồi ngâm trong nước sôi qua một đêm là có thể dùng được. Nếu ngâm trong nước lạnh thì cần ngâm vài ngày. Một tháng tưới 2 lần, đảm bảo chồi non của cây lưỡi hổ sẽ xé đất mọc lên. 

Nếu là vỏ cây liễu đã mục nát, bạn cũng có thể trực tiếp lót dưới đáy chậu hoa. Hoặc, vỏ cây liễu sau khi mang về thì đem phơi nắng khoảng 7 ngày rồi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, vớt ra và phơi khô, tán vụn thành bột rồi trộn với đất trồng. Cách này không chỉ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cây mà còn đảm bảo đất luôn tơi xốp, tránh tình trạng nén chặt, rất có lợi cho cây mọc mầm mới.

Lưỡi hổ mãi không chịu nảy mầm, lấy thứ này ngâm vào nước rồi tưới cho cây, hiệu quả bất ngờ - 4

Một số lưu ý khác khi bảo dưỡng cây lưỡi hổ

Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cây lưỡi hổ  thì bạn cũng không thể bỏ qua một số yếu tố khác như:

- Ánh sáng: Loài cây này phát triển tốt trong môi trường tán xạ, vào mùa hè tuyệt đối không để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nếu không cây sẽ bị cháy lá, vàng lá, héo úa. 

- Tưới nước: Lá lưỡi hổ dày có khả năng trữ nước, vì vậy việc tưới nước cần tuân theo nguyên tắc chỉ tưới khi thấy đất khô, không được để nước đọng lại trong chậu, nếu không sẽ gây thối rễ.

Loại cây này là nhân sâm của người nghèo, vừa chữa bách bệnh vừa chặn khí xấu, gọi tài lộc vào nhà