MB88
VT88

Mùa hè chăm lan hồ điệp theo 6 quy tắc này, cây liên tục mọc lá mới, thậm chí trổ bông khoe sắc

Mỗi khi mùa hè đến, lan hồ điệp rất khó chăm sóc, chỉ cần lơ là một chút là lá vàng, rễ thối. Nhưng nếu chăm sóc cẩn thận, thì từ hè đến thu cây có thể liên tục mọc lá mới, thậm chí còn trổ ra cành hoa. Dưới đây là những quy tắc nên nhớ khi chăm lan hồ điệp vào mùa hè.

1. Tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Nhiều người có thói quen chuyển lan hồ điệp ra ban công hướng nam với mong muốn cây được bổ sung ánh sáng. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, mép lá có thể bị cháy sém, đen sạm như bị lửa đốt.

Nguyên nhân là lan hồ điệp không phải loài cây chịu nắng tốt. Trái ngược với vẻ ngoài cứng cáp, đây là giống cây ưa mát, rất dễ tổn thương trước ánh nắng gay gắt.

Mùa hè chăm lan hồ điệp theo 6 quy tắc này, cây liên tục mọc lá mới, thậm chí trổ bông khoe sắc - 1

Để cây phát triển tốt trong mùa hè, cần bố trí tại nơi có ánh sáng tán xạ nhẹ như ban công hướng đông hoặc bệ cửa sổ hướng bắc. Mỗi ngày chỉ cần từ 2 đến 3 tiếng nắng nhẹ vào sáng sớm hoặc chiều muộn là đủ cho nhu cầu quang hợp.

Nếu ánh sáng quá mạnh, nên sử dụng rèm mỏng để lọc bớt cường độ ánh sáng. Tránh tuyệt đối việc đặt cây tại ban công hướng tây, nơi ánh nắng buổi chiều có thể thiêu cháy lá chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc.

Về nhiệt độ, điều kiện lý tưởng nằm trong khoảng 25 đến 30 độ C. Khi nền nhiệt môi trường vượt ngưỡng 32 độ, có thể sử dụng các biện pháp hạ nhiệt tự nhiên như đặt chậu nước đá gần cây. Đồng thời, bạn có thể kết hợp cùng quạt gió thổi nhẹ, cách làm này giúp giảm nhiệt độ xung quanh từ 3 đến 5 độ C, tạo điều kiện lý tưởng hơn cho sự sinh trưởng và phục hồi của lan hồ điệp trong mùa nóng.

Xem thêm: Cách tưới nước cho lan hồ điệp

2. Tưới nước vừa phải, nửa khô nửa ẩm

Hơn 90% các trường hợp thối rễ ở lan hồ điệp vào mùa hè là do tưới nước quá nhiều. Với hệ rễ khí sinh, cây cần độ ẩm vừa phải và môi trường thông thoáng.

Vì thế, chỉ nên tưới khi chậu nhẹ tay hoặc lớp rêu bề mặt đã khô trắng khoảng 2cm. Nếu rêu còn xanh, nên chờ thêm, bởi nếu rêu quá ẩm trong thời tiết oi bức dễ khiến rễ bị "ngộp", dẫn đến thối nhanh.

Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều muộn bằng nước ấm (khoảng 30°C), tưới chậm rãi theo mép chậu, tránh để đọng nước dưới đáy.

Hạn chế phun sương lên lá, đặc biệt khi không khí kém lưu thông, vì nước đọng dễ gây thối lá. Nếu cần tăng ẩm, nên dùng máy tạo ẩm hoặc đặt khay nước có sỏi dưới chậu để hơi nước bay lên tự nhiên.

Xem thêm: Cách tưới nước cho lan hồ điệp

3. Bón phân ít mà chất lượng

Vào mùa hè, lan hồ điệp gần như bước vào trạng thái bán nghỉ đông, nhu cầu dinh dưỡng giảm mạnh. Bón phân quá nhiều lúc này dễ gây cháy rễ, phản tác dụng.

Cần giảm tần suất và nồng độ phân bón. Nếu vào xuân – thu có thể bón phân loãng mỗi tuần, thì mùa hè chỉ nên bón 15–20 ngày một lần, pha loãng gấp đôi so với hướng dẫn.

Nên ưu tiên phân có tính axit nhẹ. Hỗn hợp gồm kali dihydrophosphate pha tỉ lệ 1:1000 cùng một giọt giấm trắng được đánh giá hiệu quả: vừa bổ sung lân – kali, vừa điều chỉnh độ pH, hạn chế vàng lá. Mỗi tháng tưới gốc một lần là đủ.

Nếu xuất hiện tình trạng cháy mép lá non, có thể do thiếu canxi. Khi đó, nên phun dung dịch canxi nitrat pha 1:2000 lên lá, một tuần một lần, kéo dài trong hai tuần để cải thiện.

Mùa hè chăm lan hồ điệp theo 6 quy tắc này, cây liên tục mọc lá mới, thậm chí trổ bông khoe sắc - 3

4. Tăng cường thông gió

Mùa hè nóng ẩm, không khí tù túng dễ biến khu vực trồng lan thành "buồng xông hơi" và đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh. Thối thân là một trong những bệnh thường gặp ở lan hồ điệp, thường xuất phát từ không gian thiếu thông thoáng.

Để cải thiện, cần mở cửa sổ vào sáng sớm và chiều tối ít nhất 2 giờ mỗi ngày để tạo luồng gió đối lưu, giúp đẩy khí nóng và độ ẩm dư thừa ra ngoài. Khi không có gió tự nhiên, có thể sử dụng quạt nhỏ ở chế độ nhẹ, thổi vào bên hông chậu để mô phỏng gió tự nhiên, cách này giúp giảm độ ẩm xung quanh cây tới hơn 30%.

Ngoài ra, nên kê cao đáy chậu bằng vài viên đá hoặc giá kê chuyên dụng để tạo khe hở, giúp không khí lưu thông dưới đáy chậu, hạn chế tích tụ hơi ẩm và nhiệt.

Mùa hè chăm lan hồ điệp theo 6 quy tắc này, cây liên tục mọc lá mới, thậm chí trổ bông khoe sắc - 4

5. Xử lý sâu bệnh kịp thời

Mùa hè là thời điểm lan hồ điệp dễ bị tấn công bởi nhện đỏ, rệp sáp và các bệnh như thối mềm, thán thư. Việc kiểm tra cây mỗi ngày là cách tốt nhất để phát hiện sớm và xử lý kịp thời trước khi bệnh lây lan.

Nếu mặt dưới lá xuất hiện chấm trắng li ti như bụi phấn, có thể là nhện đỏ. Khi đó, dùng tăm bông thấm cồn 75% lau kỹ cả hai mặt lá, thực hiện mỗi tuần một lần trong ba tuần liên tiếp.

Rệp sáp thường bám trên thân hoặc mặt lá, tạo thành u nhỏ màu trắng hoặc nâu. Có thể dùng tăm gảy bỏ, sau đó xịt thuốc trừ sâu pha loãng (tỷ lệ 1:500), lặp lại sau 5 ngày, tổng cộng hai lần là đủ.

Với bệnh thối mềm, lá sẽ đột ngột chuyển màu đen và mềm nhũn như bị nước sôi dội. Cần cắt bỏ toàn bộ phần lá bệnh cùng vùng xung quanh, khử trùng dụng cụ cắt, rắc thuốc nấm lên vết thương, sau đó chuyển cây ra nơi thoáng gió và ngưng tưới trong một tuần.

Mùa hè chăm lan hồ điệp theo 6 quy tắc này, cây liên tục mọc lá mới, thậm chí trổ bông khoe sắc - 5

6. Những việc tuyệt đối không nên làm với lan hồ điệp vào mùa hè

- Đừng thay chậu: Trừ khi rễ thối toàn bộ cần cấp cứu, còn lại tuyệt đối không thay chậu vào mùa hè, hãy chờ đến thu mát hãy làm.

- Đừng để dầm mưa: Nếu để lan hồ điệp ngoài trời, phải che mưa, tránh nước đọng ở tim lá hay đáy chậu, nếu không chỉ hai ngày là thối rễ.

- Đừng dùng chậu sứ: Chậu sứ bí khí, mùa hè nên dùng chậu nhựa trong suốt (dễ quan sát rễ) hoặc chậu đất nung (thoáng khí nhưng nặng) để trồng lan hồ điệp.

Cây kim tiền rất thích uống loại nước này, mỗi tuần một cốc, lá non mọc ào ào, xanh bóng như bôi mỡ