Lan hồ điệp được mệnh danh là hoa “quý tộc” trong số các loài hoa vì hoa đẹp và có màu sắc đa dạng. Loài hoa này nở quanh năm, nhưng mùa nở chính và đẹp nhất là từ tháng 12 năm trước cho đến khoảng tháng 5 năm sau.
Nếu muốn lan hồ điệp nở rộ vào mùa đông đúng vào dịp Tết, bạn hãy nhớ nguyên tắc “1 nhẹ - 1 siêng – 1 ít – 1 nhiều” khi chăm sóc loài hoa này vào tháng 8.
1. Tưới nước nhẹ nhàng
Tháng 8 là cuối hè đầu thu, nhiệt độ vẫn cao nên lan hồ điệp có nhu cầu nước tương đối. Tuy nhiên, để lan hồ điệp nở rộ hơn vào mùa đông, chúng ta cần điều chỉnh phương pháp tưới nước.
Vào thời điểm này, bạn cần tưới nước nhẹ nhàng cho cây. Cụ thể, giảm lượng nước tưới mỗi lần nhưng đảm bảo đất không bị khô.
Bạn hãy kiểm tra độ ẩm của đất trước mỗi lần tưới nước. Nếu lớp đất phía trên khô nhưng lớp đất phía dưới vẫn duy trì được độ ẩm nhất định thì bạn có thể tưới thêm một chút nước. Điều này không chỉ tránh tích tụ nước trong rễ mà còn khuyến khích rễ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và giữ cho cây khỏe mạnh.
2. Siêng bón phân
Lan hồ điệp có nhu cầu phân bón cao hơn trong mùa sinh trưởng cao điểm. Tháng 8 là thời điểm cuối hè, việc bón phân vào thời điểm này có thể giúp lan hồ điệp tích lũy đủ chất dinh dưỡng để chuẩn bị ra hoa vào mùa đông.
Nên sử dụng loại phân bón cân đối, chẳng hạn như phân hỗn hợp có chứa nitơ, phốt pho và kali cho lan hồ điệp, nên bón hai tuần một lần.
Khi bón phân, bạn nên pha loãng phân với nước để tránh làm tổn thương bộ rễ do nồng độ phân bón quá cao. Trong khi bón phân, bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng sinh trưởng của cây xem lá có bị vàng và bộ rễ có khỏe mạnh hay không.
Thông qua việc bón phân thường xuyên và quan sát cẩn thận, chất lượng và số lượng hoa của lan hồ điệp có thể được cải thiện một cách hiệu quả, khiến nó trở nên rực rỡ hơn vào mùa đông.
3. Độ ẩm ít hơn
Mặc dù nhiệt độ vào tháng 8 tương đối cao nhưng độ ẩm quá cao, không có lợi cho lan hồ điệp phát triển. Môi trường quá ẩm có thể dễ dàng dẫn đến thối rễ và sinh sản sâu bệnh. Vì vậy, lúc này cần giảm độ ẩm không khí và duy trì thông gió tốt.
Bạn có thể tăng lưu lượng không khí và giảm độ ẩm bằng cách đặt quạt trong nhà hoặc bật thiết bị lưu thông không khí. Điều này không chỉ giúp cho lan hồ điệp khỏe mạnh mà còn làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh.
Đặc biệt sau khi tưới nước, bạn cần đặt cây ở nơi thông thoáng để tránh các vấn đề về rễ do độ ẩm quá cao.
4. Nhiều ánh sáng hơn
Không thể bỏ qua nhu cầu về ánh sáng trong quá trình phát triển của lan hồ điệp. Nên cung cấp nhiều ánh sáng cho cây vào tháng 8.
Cung cấp lượng ánh sáng thích hợp cho lan hồ điệp vào thời điểm này sẽ giúp cây quang hợp và phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể đặt lan hồ điệp ở nơi có nhiều ánh nắng nhưng tránh ánh sáng trực tiếp mạnh để tránh lá bị cháy nắng.
Nụ hoa lan hồ điệp có thể bị ảnh hưởng do không đủ ánh sáng vào mùa đông. Vì vậy, tháng 8 cung cấp nhiều ánh sáng hơn cho lan hồ điệp chính là tạo nền tảng tốt cho sự phát triển trong tương lai của nó. Nếu ánh sáng trong nhà không đủ, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng đèn tăng trưởng thực vật để bổ sung ánh sáng nhằm đảm bảo cây phát triển bình thường.