Cây sung hay còn gọi là cây ưu đàm thụ, vô hoa quả, thiên sinh tử, văn tiên quả,… tên khoa học là Moraceae. Đây là cây thân gỗ, từng được nhiều người trồng trong nhà để lấy bóng mát. Lá sung và quả sung đều có thể ăn được.
Không những vậy, quả sung còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng sỏi thận,… Quả sung cũng là một loại dược liệu có thể chữa được nhiều bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, ho, viêm họng,…
Không chỉ quả, nhựa, lá và vỏ cây sung đều có rất nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các loại bệnh. Cụ thể, nhựa sung chữa mụn nhọt, bắp chuối, tụ máu, chốc lở, sưng đau.
Trong phong thủy, cây sung là một trong những cây nằm trong bộ Tứ linh gồm cây Đa, cây Sung, cây Sanh và cây Si và bộ Tam Đa gồm cây Sung (Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn Tuế (Thọ).
Chữ “sung” nằm trong chữ “sung túc”, mang ý nghĩa của sự trọn vẹn, đầy đủ, đem nhiều tài lộc đến cho gia chủ. Chính vì vậy, nhiều người thường trồng cây sung trong chậu làm bonsai để mang tới tài lộc, may mắn và sự thịnh vượng, sung túc cho gia đình.
Nhưng ngày càng nhiều người không thích trồng cây sung làm cảnh trong sân vườn nhà, thậm chí đưa nó vào danh sách đen vì 3 lý do sau.
1. Dễ rụng quả
Với những cây sung trồng ngoài tự nhiên, chúng rất cao, tán lá sum suê nên sẽ cho bóng mát. Vào mùa ra quả, cây sung sẽ cho quả sai trĩu cành nhìn rất thích mắt.
Tuy nhiên khi quả chín và rụng xuống sẽ rất bẩn, nhất là khi giẫm lên thì chúng nát và bám chặt vào mặt đường. Điều này làm tăng gánh nặng trong việc dọn dẹp, nên nhiều người đã chặt bỏ cây sung trong vườn nhà.
2. Dễ bị sâu tấn công
Mùa hè là thời điểm các loài sâu phát triển rất mạnh và cây sung rất dễ bị sâu róm tấn công. Lúc đó, sâu róm có thể rơi xuống sân hoặc thậm chí là bò vào nhà, khiến chúng ta ngứa ngáy, khó chịu.
Đây chính là nỗi sợ của nhiều người. Vì thế, không ít người đã chặt những cây sung đi, không dám trồng nó nữa.
3. Tốn nhiều công chăm sóc
Với những cây sung trồng để lấy lá, lấy quả hay lấy bóng mát sẽ không tốn nhiều công chăm sóc vì loại cây này rất dễ trồng, dễ thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, muốn trồng làm cây bonsai thì người chơi sẽ tốn nhiều công chăm sóc nếu muốn có một cây sung bonsai đẹp.
Lá của cây sung xanh tốt quanh năm, nhưng lá to và không đẹp nên giá trị làm cảnh không cao. Muốn có một cây sung bonsai đẹp thì phải ép cho lá nhỏ, uốn dáng và chăm sóc cho quả trĩu cành.
Thế nhưng, cây sung khó ép để có dáng đẹp như những loại cây khác. Nếu tạo được dáng đẹp thì cây khó ra quả hơn, vì thế rất hiếm cây sung vừa có dáng tuyệt đẹp vừa sai quả.
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, bạn cũng cần phải cắt tỉa thường xuyên để tránh cât bị phá dáng.
Xem thêm: Tại sao hoa dành dành bị nhiều người cho vào danh sách đen?