Với sự phát triển không ngừng của xã hội, mức sống của con người ngày càng được nâng cao, hiện nay ai cũng thích trồng một số loại hoa, cây cảnh tại nhà để làm đẹp môi trường và điều hoà phong thuỷ trong nhà. Trong đó có 3 loại cây này được ví như "con cưng" của Thần Tài.
1. Hoa cẩm tú cầu thân gỗ
Loại tú cầu này thuộc loại khí chất, phú quý, có thể nuôi hàng chục năm vẫn tươi tốt, hoa giống như những quả cầu hoa nhỏ, thực sự rất đẹp và mang ý nghĩa phú quý. Sự phát triển tương đối chậm, nhưng các bông hoa lớn và sang trọng.
Cẩm tú cầu gỗ đặc biệt dễ nở, chịu lạnh và chịu nhiệt tốt, rất chắc chắn. Cây chỉ cần một số loại phân phức hợp bổ sung trong thời kỳ sinh trưởng là đã có thể thúc đẩy chồi mới phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó cũng nên cắt bỏ những bông hoa còn lại sau khi chúng đã nở xong, điều này để cây phát triển chồi mới tốt hơn và lần sau sẽ có nhiều bông hơn.
2. Cây mộc hương
Cây mộc hương, hay còn gọi là cây quế hoa, có tên khoa học là Osmanthus Fragrans. Cây thuộc vùng châu Á, xuất hiện nhiều ở dãy núi Himalaya và một vài quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan. Hiện nay được trồng rất nhiều tại Việt Nam.
Cây mộc hương có rất nhiều ý nghĩa trong phong thủy cũng như đông y nên thường được bán với giá rất cao, đặc biệt đối với các cây trồng lâu năm có thể lên đến hàng tỷ đồng. Trồng cây mộc hương trong nhà sẽ thúc đẩy may mắn, tài lộc đến cho gia chủ của mọi bản mệnh trong ngũ hành.
Cây mộc hương có hoa nở rất thơm và nở quanh năm, đặc biệt vào mùa thu là thời điểm nở hoa rực rỡ, tỏa ra mùi thơm ngây ngất quyến rũ lòng người. Hoa mọc thành từng chùm và có nhiều màu sắc như trắng, vàng nhẹ.
Cây mộc hương là loại cây dễ trồng và không kén đất. Cây có thể được trồng bằng nhiều phương pháp, có thể gieo hạt hoặc chiết cành nhưng chiết cành là phương pháp được nhiều người sử dụng vì có thể rút ngắn được thời gian trồng.
3. Cây tùng la hán
Cây tùng la hán hay còn được gọi là cây vạn niên tùng, là một loại cây thân gỗ lâu năm có tuổi thọ khá cao, lên đến vài trăm năm. Cây có lá xanh mướt quanh năm, lá thuôn dài và mọc đối xứng. Gốc cây tùng la hán khá đẹp, cây càng nhiều năm thì gốc cây càng xù xì và cổ kính hơn.
Trong phong thủy, cây tùng la hán mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí ở nhiều nơi để mang lại sự may mắn.
Cây tùng la hán được cho là mang lại sự phồn vinh, thịnh vượng cho gia chủ vì cây có sức sống bền bỉ, chịu được mọi tác động của thời tiết khắc nghiệt, luôn xanh tốt, tỏa bóng. Điều này còn tượng trưng cho sự phát triển không ngừng, vượt qua mọi nghịch cảnh, mang lại sự phồn vinh cho cuộc sống.
Cây tùng la hán có nhiều kỹ thuật trồng khác nhau, tuy nhiên hiện nay có hai kiểu trồng chính cho loại cây này là trồng theo kiểu bonsai hoặc trồng trong chậu kiểng trong các công trình. Bình thường, loài cây này được trồng theo phương pháp cắt cành, sau đó phát triển nhánh cây mới và khi cây cao khoảng độ 80cm thì bạn thay chậu hoặc trồng trong đất mới.