Trộn tỏi với kem đánh răng có tác dụng vượt trội, giải quyết ngay nhiều vấn đề trong gia đình

Nam nghệ sĩ vui vẻ giới thiệu: “Đây là một góc Chí Trung gia trang, đại dương của tôi đấy, biển yêu vô bờ”.

Mới đây, NSƯT Chí Trung chia sẻ clip mới, khoe bể cá trong ngôi nhà của mình. Anh dí dỏm: “Cuộc sống thời bao cấp trong bể cá nhà tôi, thú vui tuổi già của nghệ sĩ”. Nam nghệ sĩ vui vẻ giới thiệu: “Đây là một góc Chí Trung gia trang, đại dương của tôi đấy, biển yêu vô bờ”.

Anh cho biết bể cá 24 triệu: “Bể thì đắt nhưng cá thì rẻ. Cá Koi tôi chỉ để nhìn chứ không để coi. Ở đây có Thủy Tiên, Mã Giáp, Cá Kiếm… tất cả những con cá nhiều màu sắc này có khi chỉ 100 nghìn thôi, 20-30 con. Nên mình không bị ảnh hưởng nặng nề chuyện kinh tế”.

Chí Trung hào hứng khoe một góc trong gia trang của mình.

Chí Trung hào hứng khoe một góc trong "gia trang" của mình.

Bể cá nhiều màu sắc được anh rất yêu quý.

Bể cá nhiều màu sắc được anh rất yêu quý.

Nam nghệ sĩ cho biết bể cá khá đắt với giá 24 triệu.

Nam nghệ sĩ cho biết bể cá khá đắt với giá 24 triệu.

Tuy nhiên những giống cá Chí Trung nuôi lại khá rẻ.

Tuy nhiên những giống cá Chí Trung nuôi lại khá rẻ.

Nam nghệ sĩ dí dỏm ví von: “Khi ngắm bể cá, mình có sự chiêm nghiệm nó như một lồng kính, giống một xã hội bao cấp, không có sự hà hơi, giúp sức từ một thế lực bên ngoài, ví dụ như tôi đây không cho ăn thì lấy đâu ra mà ăn và bế tắc hoàn toàn. Cuộc sống đang yên bình, có miếng ăn, có lợi lộc một tí là bắt đầu nháo nhác, tranh cướp, cá lớn nuốt cá bé, đẩy cá nhỏ đi.

Khi mà cho ăn rồi, đã no đủ rồi, nó bơi rất là an nhiên, lẳng lặng bơi, đi ngang đi dọc suốt ngày. Thậm chí, có những đêm tôi lên đây tôi xem khi mình đi ngủ thì cá có ngủ không. Nó không ngủ, cứ đi suốt. Hóa ra mình còn sướng hơn cá, còn được ngủ 8 tiếng. Cá không có giường, có gối, ngủ vào đâu (Cười). 

Nói vui thế, có lẽ già sinh lẩm cẩm. Nhưng không sao đâu các bạn, có những người cùng thú vui này với tôi”.

Vừa cho cá ăn, Chí Trung vừa trìu mến gọi “Lên ăn các con ơi”.

Vừa cho cá ăn, Chí Trung vừa trìu mến gọi “Lên ăn các con ơi”.

Nam nghệ sĩ vui thú tuổi già khi nuôi cá.

Nam nghệ sĩ vui thú tuổi già khi nuôi cá.

Trước đó, Chí Trung từng chia sẻ thú vui nuôi chim.

Trước đó, Chí Trung từng chia sẻ thú vui nuôi chim.

Bên dưới bình luận, rất nhiều người hâm mộ đã chia sẻ thú vui với "Táo giao thông". Khi một cư dân mạng chia sẻ bí quyết dùng ốc để diệt tảo, nhớt chứ không dùng khăn lau như nam nghệ sĩ, Chí Trung cho biết: “Anh cũng dùng ốc nhưng chúng sinh sản kinh quá, chui vào cả máy lọc gây ách tắc…kinh luôn!”

Chí Trung dùng khăn để lau sạch kính bể cá.

Chí Trung dùng khăn để lau sạch kính bể cá.

Làm sạch bể cá là việc rất quan trọng để duy trì môi trường sống lành mạnh cho cá và các sinh vật thủy sinh khác. Dưới đây là công đoạn và những mẹo quan trọng để làm sạch bể cá hiệu quả:

1. Thay nước đều đặn

Thay nước một phần: Thay khoảng 10-20% lượng nước trong bể hàng tuần hoặc hai tuần một lần. Điều này giúp loại bỏ các chất bẩn và tạp chất mà không làm mất đi sự ổn định sinh học trong bể.

Nước sạch và không chứa clo: Nước mới nên để qua đêm hoặc xử lý bằng dung dịch khử clo trước khi đưa vào bể để tránh gây hại cho cá.

2. Làm sạch bộ lọc

Làm sạch nhưng không thay thế toàn bộ: Bộ lọc cần được rửa sạch định kỳ (khoảng một lần mỗi tháng), nhưng không nên thay mới tất cả các phần của bộ lọc cùng lúc để tránh gây mất cân bằng hệ vi sinh.

Sử dụng nước trong bể: Khi vệ sinh bộ lọc, hãy dùng chính nước trong bể để rửa các phần của bộ lọc nhằm bảo vệ các vi khuẩn có lợi.

3. Làm sạch đáy bể và chất thải

Hút chất thải đáy bể: Sử dụng công cụ hút đáy (siphon) để loại bỏ cặn bã và chất thải cá dưới đáy bể. Điều này giúp hạn chế sự tích tụ của ammonia và nitrite, những chất có hại cho cá.

Tránh làm xáo trộn môi trường sống: Khi làm sạch, hãy nhẹ nhàng để không làm cá bị stress hoặc làm xáo trộn cây thủy sinh và các vật trang trí.

4. Làm sạch tảo bám

Dùng dụng cụ cạo tảo: Sử dụng dụng cụ cạo tảo chuyên dụng để loại bỏ tảo bám trên thành bể. Tảo phát triển quá mức có thể làm bẩn bể và cạnh tranh oxy với cá.

Sử dụng cá hoặc ốc ăn tảo: Một số loại cá như cá bút chì hoặc ốc táo có thể giúp kiểm soát sự phát triển của tảo tự nhiên trong bể.

5. Vệ sinh trang trí và cây thủy sinh

Làm sạch đồ trang trí: Đồ trang trí, đá hoặc gỗ trong bể có thể bị bám bẩn và tảo. Bạn nên rửa nhẹ bằng nước sạch và dùng bàn chải mềm để loại bỏ các vết bẩn.

Kiểm tra cây thủy sinh: Đối với cây thủy sinh, bạn có thể cắt bỏ các phần lá chết hoặc bị thối để giúp cây khỏe mạnh và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

6. Quan sát sự thay đổi của nước và cá

Kiểm tra nước: Sử dụng bộ kiểm tra nước để theo dõi nồng độ pH, ammonia, nitrite và nitrate. Đảm bảo rằng nước không có dấu hiệu ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe của cá.

Theo dõi cá: Chú ý đến hành vi của cá, nếu có cá bị bệnh hoặc có dấu hiệu stress, điều này có thể là dấu hiệu cần làm sạch hoặc kiểm tra lại bể.

7. Kiểm soát lượng thức ăn

Cho ăn vừa đủ: Không cho cá ăn quá nhiều, vì thức ăn thừa sẽ lắng xuống đáy và phân hủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn và tảo phát triển.

Bằng cách duy trì quy trình làm sạch bể cá đều đặn, bạn sẽ tạo ra một môi trường sống ổn định, giúp cá và các sinh vật trong bể phát triển khỏe mạnh.

Cận cảnh cơ ngơi dát đầy hàng hiệu của Kỳ Duyên, bước vào nhà thấy chiếc tủ to bự đựng thứ đặc biệt