Hoa có thể làm đẹp căn phòng và thanh lọc không khí, đặc biệt nhiều loài hoa và cây xanh còn có ý nghĩa đặc biệt tốt mang lại cho con người may mắn và động lực tinh thần để làm việc, học tập. Tuy nhiên chăm hoa rất kì công, không phải ai cũng có thời gian để chăm sóc và thay đổi hoa liên tục. Vì vậy dưới đây là 2 loại hoa thích hợp cho người lười, làm đúng mỗi năm sẽ có 300 ngày ngắm hoa, vừa dễ trồng lại đẹp, thích hợp để ở cổng nhà, ban công...
1. Cây dừa cạn
Dừa cạn loại hoa trồng trong chậu phát triển nhanh, màu sắc hoa đa dạng, nở hoa thường xuyên, thời gian nở hoa lâu tàn được nhiều người yêu thích.
Loại hoa này thích nhất là nắng nóng vì vậy miền Nam là địa điểm thích hợp nhất để hoa sinh trưởng. Nói như vậy không có nghĩa miền Bắc không trồng được hoa, ngược lại mùa hè và mùa thu của miền Bắc hoa vẫn sẽ nở đều.
Cách chăm sóc hoa dừa cạn:
- Ánh sáng
Là một loại hoa ưa sáng, bạn chỉ cần mang hoa ra những nơi đón nắng như sân, ban công,... nên để cây nhìn thấy mặt trời nhiều nhất có thể.
- Tưới nước
Cây dừa cạn cần đất tơi xốp, thoáng khí, khi tưới nước thấy vừa đủ là được không nên để đọng nước trong chậu, thỉnh thoảng bạn có thể phun nước lên lá cây dừa cạn để cây dừa cạn phát triển mạnh mẽ hơn.
- Bón phân
Như đã nói ở trên, dừa cạn đặc biệt dễ trồng, chịu được cằn cỗi, nhưng muốn hoa nở nhiều thì vẫn phải bón phân, chỉ cần bạn đổ nước vo gạo lên men hoặc nước đậu nành 2-3 lần/tháng là đã đủ đáp ứng sự phát triển của cây.
- Cắt xén
Nếu bạn muốn có một chậu dừa cạn đầy đặn, bạn phải thường xuyên vun gốc để cây phát triển nhiều nhánh hơn. Đồng thời cần cắt bỏ những bông còn lại sau khi nở.
2. Phong lữ thảo
Phong lữ thảo là loại cây trồng trong chậu có thời gian ra hoa đặc biệt dài, chỉ cần nhiệt độ khoảng 20 độ là có thể nở hoa bất tử, thuộc dạng cây đẹp, thích hợp trồng trong chậu ban công.
Cách chăm sóc phong lữ thảo:
- Ánh sáng
Cây phong lữ thảo ưa nhiều nắng, trừ mùa hè nhiệt độ cao cần để nơi mát hơn, các mùa khác cây cần nhiều nắng, chỉ những cây phong lữ thảo được ra nắng mới phát triển cành khỏe, lá có màu xanh đậm, hoa to và nhiều màu nên so với dừa cạn, phong lữ thảo cần được quan tâm hơn 1 chút.
- Tưới nước
Phong lữ thảo ưa môi trường ẩm cần tưới nhiều nước hơn nhưng chậu không được tích nước, thông thường 5 ngày tưới 1 lần, miễn là không đọng nước trong chậu.
Đất để bảo dưỡng phong lữ thảo cần phải tơi xốp, thoáng khí và giàu dinh dưỡng, người trồng hoa cũng cần quyết định tần suất tưới nước theo chất đất của cây phong lữ thảo, trong trường hợp bình thường, chỉ cần bề mặt đất khô ráo là có thể tưới nước.
- Bón phân
Muốn phong lữ ra nhiều hoa hơn thì phải bón phân kịp thời, tuy nhiên phong lữ không ưa phân bón lớn, cần bón phân loãng thường xuyên. Cây phong lữ có thể hấp thu dinh dưỡng bằng nước đậu với tần suất 2-3 lần/tháng. Nhưng khi phong lữ thảo nảy chồi thì cần bón lân và kali là chính, có thể phun lân với nồng độ 0,1% đến 0,2%.