1. Cải xoăn
Các loại rau họ cải như cải xoăn có thể tích tụ kim loại nặng từ đất và một số có thể có hàm lượng chì cao. Nếu muốn thêm cải xoăn vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình, bạn nên thi thoảng thay thế chúng bằng những nhóm rau khác.
2. Bánh gạo
Đối với nhiều người, đây có thể là món ăn vặt yêu thích thay thế cho khoai tây chiên và bánh quy. Dù hàm lượng calo thấp nhưng bánh gạo vẫn thuộc nhóm thực phẩm chế biến sẵn, thiếu hụt vitamin và chất khoáng. Bên cạnh đó, một nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng của sự xuất hiện của thạch tín trong sản phẩm làm từ gạo.
3. Dầu dừa
Dầu dứa vẫn luôn được quảng cáo là một thực phẩm tốt và lành mạnh nhưng nó lại chứa hơn 80% chất béo bão hoà, góp phần làm tăng lượng Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp cũng như là khả năng mắc bệnh tim của bạn.
4. Cá ngừ tươi
Cá ngừ vốn là thực phầm nổi tiếng giàu Omega 3, tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cá ngừ tươi đại tây dương có thể có hàm lượng thuỷ ngân cao, dẫn đến tăng tỉ lệ người ngộ độc khi ăn.
5. Quế
Quế là cái tên quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong các loại trà, đồ ngọt với vai trò như là gia vị. Nhưng bạn cần hết sức chú ý vì một trong những hợp chất có ở quế là coumarin có thể gây ung thư và độc hại.
6. Nhục đậu khấu
Một loại gia vị chủ yếu đến từ Indonesia và Ấn Độ, vốn vang danh nhờ hương vị đậm đà của mình như nhục đậu khấu, cũng có khả năng gây hại cho sức khoẻ người dùng. Cụ thể là khi một ai đó ăn quá nhiều loại thực phẩm này, họ sẽ gặp ảo giác, nhịp tim nhanh hơn và cơ thể xuất hiện những biểu hiện kháng cholinergic.
7. Cà phê
Một số người sử dụng cà phê để tập trung hơn, giúp đầu óc tỉnh táo và cơ thể tỉnh ngủ hoặc đơn thuần là để giải lao giữa ngày. Nhưng nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng uống quá nhiều cà phê sẽ làm trầm trọng thêm bệnh thoái hoá khớp và béo phì.
8. Cá hồi hun khói
Nếu là sản phẩm của nguồn nước ô nhiễm và quá trình hun khói, món cá hồi hun khói sẽ có hàm lượng hydrocacbon thơm đa vòng – một loại chất hoá học độc – cao, có thể gây độc, đột biến và/ hoặc gây ung thư.
9. Khoai tây
Rán, luộc hay nghiền, không quan trọng bạn chế biến như thế nào, nhưng nếu gặp củ nào còn xanh hãy để nó sang một bên hoặc gọt sạch phần màu xanh đó rồi mới sử dụng. Những củ như thế, thường chứa hàm lượng cao glycoalkaloid, một chất gây buồn nôn và ói mửa.
10. Xoài
Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng cây thường xuân độc, tốt hơn hết hãy tránh xa món xoài bởi cả 2 đều có cùng một chất có thể dẫn đến ngứa, đỏ da, nổi mề đay hay mụn nước.