Theo thông tin đưa trên mảng y tế của trang Sohu (Trung Quốc), có một trường hợp tử vong do nhồi máu não là một phụ nữ còn trẻ. Bệnh nhân là cô Trịnh, năm nay 36 tuổi. Sau khi ăn tối, cô Trịnh định đi dạo như mọi ngày, nhưng vừa mở cửa ra, cô đã thấy choáng váng, trước mắt đen kịt, sau đó ngất xỉu trước cửa nhà.
Người nhà khi biết tin đã lập tức đưa cô đến bệnh viện gần đó. Khi nhận được kết quả khám, người nhà cô Trịnh không kìm được nước mắt. Kết quả kết luận cô Trịnh bị huyết áp tăng, hàm lượng oxy trong máu giảm, tắc nghẽn mạch máu não, cuối cùng được chẩn đoán là nhồi máu não.
Các bác sĩ lập tức điều trị tiêu huyết khối, sau nhiều giờ vật lộn cấp cứu, bệnh nhân mới tạm qua cơn nguy kịch. Nhưng nửa tháng sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi và tử vong.
Được biết, cô Trịnh là bà nội trợ có thâm niên. Mấy tháng gần đây cô bị mê làm bánh thủ công, rất thích đồ ngọt, mỗi ngày cô dùng vài lạng đường để làm bánh.
Ăn đường hàng ngày, mạch máu sẽ ngày càng tắc nghẽn, vì vậy nên ăn ít
Theo thông tin được đưa, từ kết quả của một nghiên cứu là "Quan sát lâm sàng 30 trường hợp nhồi máu não" được đăng trên tạp chí Tổng hợp Y tế, đường là gia vị phổ biến trong cuộc sống, nhiều người thích ăn ngọt. Tuy nhiên tốt nhất là không nên ăn nhiều đồ ăn có hàm lượng đường cao.
Ăn quá nhiều thức ăn có chất đường sẽ khiến hàm lượng đường trong cơ thể tăng cao, đường chưa được phân hủy hết sẽ tích tụ trong cơ thể dưới dạng mỡ, làm tăng lipid trong máu khiến máu đặc lại, dễ bị tắc nghẽn mạch máu.
Đồng thời, quá nhiều đường trong cơ thể cũng có thể gây ra quá trình phân hủy màng tế bào, đẩy nhanh quá trình tổn thương thành mạch máu, làm cho tính đàn hồi của thành mạch máu trở nên yếu và đẩy nhanh quá trình xơ cứng của mạch máu.
2 thực phẩm là "thủ phạm" chính gây ra tắc nghẽn mạch máu, hãy loại bỏ chúng khỏi bàn ăn càng sớm càng tốt
1. Thực phẩm có hàm lượng muối cao
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng muối cao sẽ làm tăng ion natri trong cơ thể, làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu tế bào, gây sưng cơ trơn, tăng huyết áp. Từ đó làm tổn thương mạch máu, làm chất thải thành mạch lắng đọng trên thành mạch, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
Khuyến cáo: Nên ăn ít thức ăn mặn trong cuộc sống, và lượng muối ăn hàng ngày nên được kiểm soát dưới 6 gam mỗi ngày.
2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng là thứ cần tránh bởi trong đồ ăn dầu mỡ có nhiều cholesterol và chất béo, nếu ăn lâu dài sẽ làm tăng hàm lượng mỡ trong máu. Điều này không chỉ làm tăng tốc độ xơ cứng của mạch máu mà còn làm giảm khả năng vận chuyển của mạch máu. Nó cũng có thể gây ra sự gia tăng các hạt lipid và axit béo trong máu, có thể gây hình thành huyết khối và tắc nghẽn mạch máu.
Có 3 dấu hiệu cảnh báo mạch máu não bị tắc nghẽn, hãy cảnh giác
1. Chảy nước dãi thường xuyên
Đây là triệu chứng điển hình xảy ra khi bị tắc mạch máu não, nguyên nhân là do mạch máu não bị tắc và lượng máu cung cấp cho não không đủ gây rối loạn chức năng cơ kiểm soát dây thần kinh mặt, dẫn đến chảy nước dãi.
2. Nhìn mờ
Biểu hiện của hiện tượng này là bệnh mạch máu não, khiến cho quá trình lưu thông máu lên não gặp trở ngại, đồng thời làm cho các dây thần kinh võng mạc bị thiếu máu nuôi dưỡng, dẫn đến mờ mắt.
3. Mất trí nhớ
Nhiều bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu não bị giảm trí nhớ, nguyên nhân là do bệnh lý và tổn thương máu não, khiến lượng máu và oxy cung cấp cho não không đủ, không thể lấy thêm máu và oxy ở thùy trán.
Làm thế nào để giảm tắc nghẽn mạch máu?
1. Bớt tức giận
Khi tức giận có thể làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn quá mức, làm tăng huyết áp trong cơ thể, tăng tác động lên thành mạch, gây tổn thương thành mạch, đẩy nhanh quá trình kết tủa rác trong máu, tăng khả năng tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến sự vận chuyển bình thường của mạch máu.
Gợi ý: Cần duy trì sự lạc quan trong cuộc sống và bớt nóng giận, nếu tâm trạng không tốt thì nên thường xuyên làm việc mình yêu thích để tâm trạng tốt hơn.
2. Uống thêm trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc có thể bổ sung nước trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm độ nhớt của máu, giúp vận chuyển máu.
Trong hoa cúc có chứa nhiều nguyên tố tạo mạch và nhiều loại khác nhau, và chúng thường được dùng làm lựa chọn hàng đầu để dưỡng mạch và tăng cường khả năng vận chuyển của mạch. Bao gồm:
Nguyên tố selen: Làm giảm độ nhớt của máu, cũng có thể giúp sửa chữa các thành mạch máu bị tổn thương, và thúc đẩy tăng cường độ đàn hồi của thành mạch máu.
Choline: Đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, giảm lượng lipid trong máu, ổn định huyết áp và giảm tác động đến mạch máu.
Flavonoid: làm giảm tốc độ xơ cứng của mạch máu, giảm tác hại của các gốc tự do đối với mạch máu, giảm tốc độ của bệnh mạch máu.
Pha một cốc nước sôi mỗi ngày và uống sẽ giúp mạch máu tốt hơn và tốt hơn.
Ngoài ra, có một chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp tăng cường độ đàn hồi của thành mạch máu, có công dụng rất lớn trong việc nâng cao khả năng vận chuyển của mạch máu. Trong khi đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng, bạn có thể bổ sung thêm trái cây hoặc rau quả có hàm lượng vitamin và chất xơ cao.
Theo Sohu, QQ