Ảnh: Pinterest
1. Chóng mặt
Bạn có thể đột ngột cảm thấy mọi thứ xung quanh quay cuồng hoặc rung chuyển. Một số người thấy chân bạn đứng không vững, khó nhấc lên hoặc ngã xuống đất. Người khác không cảm thấy chóng mặt mà mất thăng bằng như sau khi uống rượu. Có người cảm thấy buồn nôn hoặc ù tai. Tùy vào thể trạng của mỗi người, các triệu chứng có thể kéo dài trong những khoảng thời gian khác nhau.
2. Khó nói
Đôi khi hiện tượng này đột ngột xảy ra trong một hoặc hai mươi giây. Nhưng có lúc nó kéo dài hơn mười phút hoặc hàng giờ mới trở lại bình thường.
3. Đột nhiên đau đầu dữ dội
Không có nguyên nhân rõ ràng nào gây ra loại đau đầu này và nhiều người ban đầu bị đau đầu từng cơn, sau đó chuyển thành đau dai dẳng. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, thời gian xuất hiện các triệu chứng có thể khác nhau, một số người có thể bị buồn nôn và ù tai.
Nếu một bệnh nhân bị huyết áp cao đột nhiên đau đầu dữ dội, chóng mặt và nôn mửa thì nên đo huyết áp ngay lập tức. Ngay cả khi hiện tượng này tự động biến mất trong thời gian ngắn, bạn cũng phải cảnh giác. Nếu hiện tượng này xảy ra nhiều lần, người bệnh có thể bị xuất huyết não khó hồi phục.
4. Nửa người tê dại
Nhiều trường hợp xuất huyết não có biểu hiện tê ở mặt, cánh tay và các ngón tay, đặc biệt là ngón đeo nhẫn. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tê ở bên trái và phải cơ thể, bạn nên xem xét liệu các mạch máu nhỏ trong não có vấn đề không. Nếu bị tê kèm theo yếu chi trên hoặc dưới, tình trạng sẽ càng nguy kịch hơn.
5. Tối sầm mắt
Ảnh: Pinterest
Trước mắt bị tối đột ngột và tạm thời, hoặc nhìn mờ một mắt, nhìn thấy hình ảnh kép đều là dấu hiệu mạch máu não có vấn đề, bạn không nên chủ quan.
6. Buồn ngủ ban ngày
Một số người có triệu chứng buồn ngủ trước khi xuất huyết não. Dù ngủ bao nhiêu, họ vẫn cảm thấy muốn ngủ thêm. Ngay cả ban ngày, khi tinh thần tốt, họ vẫn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi. Đây cũng là biểu hiện của tình trạng thiếu oxy não.
Nếu người cao tuổi thường xuyên buồn ngủ, suy nhược toàn thân, cảm thấy chóng mặt thì cũng nên đề phòng bệnh nhồi máu não. Bệnh lý này là một quá trình làm giảm lưu lượng tuần hoàn tới một vùng của não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc hạ huyết áp. Khi có biểu hiện buồn ngủ bất thường, bạn nên cảnh giác hơn, đặc biệt là người già hoặc bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, mạch máu não và đi khám nếu cần thiết.
7. Thường bị nghẹn và ho
Ho không rõ nguyên nhân khi uống rượu, ăn uống cũng là dấu hiệu báo trước tình trạng xuất huyết não ở nhiều người.
8. Ngáp nhiều
Một số người cho biết họ ngáp bất kể thời gian hay địa điểm. Đây là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy não.
Phần lớn bệnh nhân đột quỵ sẽ ngáp thường xuyên từ 5 đến 10 ngày trước khi khởi phát bệnh, đặc biệt là người già. Ngáp là một hoạt động thở sâu có điều kiện, là phản ứng sinh lý được điều khiển bởi các dây thần kinh não khi con người mệt mỏi.
Khi bạn bị thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong não, trung tâm hô hấp được kích thích, điều chỉnh biên độ và độ sâu của hơi thở nhằm bổ sung oxy. Ngáp thường xuyên có nghĩa là não liên tục bị thiếu oxy, đây cũng là tín hiệu cảnh báo sớm. Đối với những người khỏe mạnh, khi hiện tượng này xảy ra, bạn cần nghỉ ngơi ngay lập tức.
9. Lưỡi cứng
Bạn sẽ cảm thấy cứng ở gốc lưỡi, lưỡi sưng tấy và nói không rõ ràng. Đồng thời bị đau lưỡi và khó nuốt.
10. Lực cầm nắm giảm
Bạn đột ngột mất lực cầm nắm, dễ thả rơi một vật xuống đất dù không cố ý. Đôi khi nó đi kèm với lời nói không rõ ràng.
11. Chảy máu cam thường xuyên
Nếu chảy máu cam kèm theo huyết áp cao và triệu chứng này thường xuyên xảy ra thì bạn nên cẩn thận. Bệnh nhân cao huyết áp thường xuyên chảy máu cam rất có thể sẽ bị xuất huyết não trong vòng nửa năm.
Làm thế nào có thể ngăn ngừa bệnh mạch máu não?
Phương pháp phòng ngừa bệnh mạch máu não đơn giản nhất được khuyến nghị cho mọi người là uống một cốc nước trước khi đi ngủ để làm loãng độ nhớt của máu và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, huyết khối não cùng các trường hợp cấp cứu khác. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, uống đủ nước cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, bạn còn có thể phòng ngừa bệnh mạch máu não bằng các việc sau:
- Tập thể dục khoảng một giờ mỗi ngày, 5 ngày/tuần. Trong lúc tập, bạn cần kiểm soát nhịp tim không vượt quá 170 nhịp/phút.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống để làm mềm mạch máu như nấm đen, táo gai, cần tây, hành tây, tỏi, cà tím, quả óc chó, cà rốt, cà chua, nấm, chà là đỏ... Người già hoặc bệnh nhân mắc bệnh mạch máu não thường bị xơ cứng động mạch. Ăn nhiều thực phẩm làm mềm mạch máu có thể cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ, thiếu oxy và ngăn ngừa bệnh mạch máu não.
- Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu. Hút thuốc và lạm dụng rượu lâu dài có thể cản trở quá trình chuyển hóa lipid trong máu và làm tăng lipid máu.
- Tránh căng thẳng tinh thần, kích động cảm xúc, mất ngủ, làm việc quá sức, nhịp độ cuộc sống thất thường, lo lắng và trầm cảm. Người trung niên trên 45 tuổi, người béo phì, người có tiền sử gia đình mắc bệnh mỡ máu cao, người ăn nhiều, người lao động căng thẳng cao độ đều là đối tượng có nguy cơ cao nên kiểm tra lipid máu, huyết áp và các chỉ số khác thường xuyên (ít nhất mỗi năm một lần).
- Thường xuyên kiểm tra thang đo nhận thức của chức năng não để ngăn ngừa sớm chứng mất trí nhớ. Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tích cực hơn khi cần thiết.