Theo thống kê của Hội Thận học Quốc tế, năm 2019 trên thế giới có hơn 10% dân số, tức khoảng trên 2,6 triệu người bị bệnh thận mãn tính. Cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh và theo dự báo, con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Ngoài các triệu chứng đặc hiệu của bệnh thận như đi tiểu bất thường, đau lưng, sưng mắt cá chân, suy giảm chức năng sinh lý… các chuyên gia y tế khuyến cáo nên chú ý 1 số dấu hiệu bất thường khác trên cơ thể. Trong đó, có 2 bộ phận thường xuyên bị lạnh có thể đang cảnh báo bệnh thận như sau:
1. Đầu gối lạnh
Theo y học cổ truyền, suy giảm chức năng thận và các bệnh liên quan đến thận sẽ ảnh hưởng đến sự thông suốt của tuần hoàn máu, gây ra chứng lạnh hoặc đau đầu gối ở nam giới.
Bởi vì đầu gối được cấu tạo chủ yếu bởi dây chằng và xương, mô mỡ dưới da rất ít. Chỉ khi máu lưu thông thì nhiệt độ mới có thể ổn định, nếu tuần hoàn máu kém thì nhiệt độ đầu gối sẽ giảm bớt.
Vì vậy, nếu đầu gối của bạn thường xuyên cảm thấy lạnh, thậm chí sưng nhẹ hoặc có cảm giác đau vào mùa đông hay khi gió lạnh thổi vào thì tốt nhất hãy sớm đến bệnh viện khám chữa.
2. Bàn chân, bàn tay tay lạnh
Thận yếu là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến tay chân lạnh, đặc biệt là ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh nhân suy thận thường có cảm giác ớn lạnh ở 2 vị trí này kèm theo những cơn đau nhẹ.
Đông y giải thích rằng vì bàn tay, bàn chân chứa rất nhiều huyệt đạo và mạch máu, nên thường chịu tác động trực tiếp khi máu trong cơ thể không được lưu thông tốt.
Triệu chứng suy thận thường xảy ra đột ngột khiến cho bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi. Dù giữa mùa hè nhưng lúc nào người bệnh cũng cảm thấy chân tay lạnh buốt có khi lan tới đầu gối và khuỷu tay.
Các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thường xuyên tự kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các bệnh về thận. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị và phục hồi chức năng sau chữa bệnh. Bên cạnh đó, có 6 điều nam giới nên làm thường xuyên để phòng tránh các bệnh về thận, bao gồm:
- Uống nhiều nước: đây là cách hiệu quả để phòng sỏi thận. Kể cả khi không khát, mỗi người nên uống khoảng 2 lít nước trở lên mỗi ngày và uống nước lọc là tốt nhất.
- Duy trì cân nặng lý tưởng, tránh thừa cân, béo phì: bởi vì béo phì sẽ tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Đây là những yếu tố nguy cơ chính của suy thận.
- Tránh xa thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là 1 yếu tố gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận. Những người hút thuốc lá tăng nguy cơ suy thận gấp 3 lần những người không hút thuốc lá.
- Vận động thường xuyên: hãy duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên và ít nhất 30 phút mỗi ngày để đẩy lùi bệnh thận và nhiều loại bệnh tật khác.
- Không lạm dụng thuốc không kê đơn: lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc sai chỉ định của bác sĩ là tác nhân điển hình gây tổn hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây suy giảm chức năng thận. Trong đó, nguy hiểm nhất các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid, aspirin, ibuprofen và naproxen.
- Ăn uống khoa học: nên hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, không uống bia rượu và ăn đồ ăn ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả.
Ngoài ra, nên khám định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý có khả năng gây suy thận, phát hiện sớm các bệnh lý về thận.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, WHO, The Sun